26 người đang online
°

Sơ kết công tác ngành Công thương 6 tháng đầu năm

Đăng ngày 10 - 07 - 2023
Lượt xem: 106
100%

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

 

Sáng ngày 7-7, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Thuận có Phó Giám đốc Sở Công Thương Đạo Văn Rớt cùng lãnh đạo một số phòng, ban có liên quan; và đại diện Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Ninh Thuận

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 48/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 ước tính tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 0,75%; quý II tăng 1,56%), là mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2023[1]đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.  Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giá trị tăng thêm 6 tháng đầu năm 2023 có sự cải thiện, đạt mức tăng 0,37%[2] (quý I giảm 0,49%; quý II tăng 1,18%) và đóng góp 0,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Về hoạt động xuất nhập khẩu; kim ngạch xuất khẩu cơ bản giữ được đà tăngsau 6 tháng ước đạt 164,45 tỷ USD, đã phục hồi 87,9% so với cùng kỳ năm 2022; Nổi bật, một số thị trường xuất khẩu phục hồi khả quan về gần mức cùng kỳ năm trước như Ấn Độ (95,7%), Nhật Bản (96,7%), Trung Quốc (97,8%). Một số thị trường mới ghi nhận tăng trưởng cao như Arhentina (tăng 35% so với cùng kỳ), Arập Xê-ut (tăng 67%), Angeri (tăng 91%). Về nhập khẩu hàng hóa cơ bản được kiểm soát tốt khi nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu chiếm 88,1%; nhập khẩu của nhóm hàng cần kiểm soát chỉ chiếm 6,2% và nhóm hàng hóa khác chiếm 5,7%.

Cán cân thương mại đạt mức xuất siêu kỷ lục 12,25 tỉ USD, gấp gần 11 lần so với mức thặng dư 1,16 tỉ USD của cùng kỳ năm trước, góp phần ổn định tỉ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. Thị trường trong nước cũng phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong 6 tháng đầu năm tăng 10,9% so với cùng kỳ, đáp ứng cơ bản hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Để hoàn thành các chỉ tiêu được Chính phủ giao cả năm 2023, trong bối cảnh tình hình 6 tháng cuối năm còn diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành Công thương sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 01 của Chính phủ. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn và an sinh xã hội trong tình hình mới; kịp thời nắm bắt, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các công trình, dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, dầu khí, than, công nghiệp chế biến, chế tạo, khoáng sản nhằm gia tăng năng lực sản xuất mới; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng; chủ động xây dựng phương án điều tiết thị trường, đảm bảo cung ứng, phân phối xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân…

 

                                                                                                                        VĂN PHÒNG SỞ

 

[1] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 8,54%; 7,79%; 4,5%; 4,95%; 8,74%; 6,63%; 5,30%; 8,59%; 8,22%; 2,26%; 8,15%; 8,36%; 0,44%.

[2] Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 lần lượt là: 11,96%; 8,3%; 4,95%; 5,73%; 8,63%; 9,77%; 8,62%; 10,73%; 9,64%; 3,04%; 10,84%; 9,49%; 0,37%.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kết quả kiểm tra kiểm soát thị trường tỉnh Ninh Thuận Quý I/2018(04/04/2018 3:33 SA)

Kết quả công tác quản lý thị trường tháng 7/2017(06/08/2017 3:14 SA)

Kết quả công tác quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2017(28/06/2017 3:11 SA)

Kết quả công tác quản lý thị trường Quý I/2017(30/03/2017 3:01 SA)

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Quý I/2017(29/03/2017 3:01 SA)