72 người đang online
°

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày quý I/2023 giảm 12,6%

Đăng ngày 08 - 05 - 2023
Lượt xem: 78
100%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam quý I/2023 giảm 12,6% so với quý I/2022, đạt gần 1,39 tỷ USD.

 

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày quý I/2023 giảm 12,6%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam quý I/2023 giảm 12,6% so với quý I/2022, đạt gần 1,39 tỷ USD.

Riêng tháng 3/2023 đạt 586,89 triệu USD, tăng 39,3% so với tháng 2/2023 và tăng nhẹ 1,5% so với tháng 3/2022.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 51,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 716,17 triệu USD, giảm 10% so với quý I/2022.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 8,2%, đạt 113,13 triệu USD, giảm 14,9% so với quý I/2022.

Tiếp đến thị trường Đài Loan đạt 95,94 triệu USD, giảm 19,8% so với quý I/2022. Nhập khẩu từ thị trường Mỹ đạt 86,9 triệu USD, giảm 17% so với quý I/2022.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các thị trường trong quý I/2023 đạt 482,74 triệu USD, giảm 14% so với quý I/2022.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày quý I/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)

 

Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc triển vọng đi đôi thách thức

Trung Quốc được nhận định vẫn là thị trường còn nhiều điểm sáng và dư địa lớn cho các doanh nghiệp khai thác trong những quý tiếp theo. Tuy nhiên, thị trường gần 1,5 tỷ dân này không còn “dễ tính” trong nhập khẩu đa dạng các mặt hàng, trong đó có các mặt hàng nông sản, thực phẩm.

Thị trường không còn “dễ tính”

Trong số các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, Trung Quốc đang giữ vị thế là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ.

Theo Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt trên 45 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 11,5 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt trên 23,5 tỷ USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Dù vậy, xét trong bối cảnh thương mại chung và so sánh với nhiều thị trường khác, trong quý 1/2023 vừa qua, khi nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm sâu nhưng Trung Quốc – thị trường tiêu thụ chủ lực đa dạng mặt hàng của Việt Nam, gần gũi về địa lý, thuận tiện trong thông thương, vẫn là thị trường còn nhiều điểm sáng, nhiều dư địa, nhiều kỳ vọng cho các đơn hàng trong những quý tiếp theo.

Tuy nhiên, với nhiều chủ trương, chính sách mới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Zero-covid” sau một thời gian dài hạn chế giao thương và mở cửa trở lại từ hồi đầu năm nay, thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính” trong nhập khẩu đối với đa dạng các mặt hàng, trong đó có các mặt hàng nông sản, thực phẩm.

Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc cũng rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia nhiều nước cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa. Điều này đòi hỏi các cơ quan, lực lượng chức năng của Việt Nam và các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ thông tin, triển khai đồng bộ các giải pháp để hàng hóa xuất khẩu thuận lợi vào thị trường này.

Tại hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài ngày 28/4, lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá, khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau Covid-19 thì vừa là thời cơ, vừa là thách thức rất lớn đối với chúng ta. Phải nhận diện trúng, đánh giá đúng tình hình thị trường Trung Quốc hiện nay, để khai thác thế mạnh và lợi thế đối với thị trường này.

Yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn hàng hóa

Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã đặt ra kế hoạch và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao, phủ rộng hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với tiêu chuẩn hàng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu.

“Đây là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược và đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng phải thay đổi và thích ứng”, ông Tô Ngọc Sơn lưu ý, đồng thời cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Thời gian qua, chúng ta đã từng bước thay đổi và thích nghi nhưng tốc độc còn rất chậm”.

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực, ngành hàng bị cảnh cáo hoặc tạm dừng tư cách xuất khẩu do vi phạm các tiêu chuẩn theo quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc. Không ít doanh nghiệp chưa nắm được các quy định cụ thể về đăng ký trước khi xuất khẩu hoặc vẫn gặp vướng mắc trong việc đăng ký trên hệ thống CIFER của Hải quan Trung Quốc; một số doanh nghiệp đăng ký mã vùng trồng, mã có sở đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhưng chưa đáp ứng đủ tất cả các điều kiện...

Theo ông Lương Văn Tài, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) lưu ý, một số chính sách, quy định, xu hướng thị trường có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cụ thể, tháng 4/2023, Quốc vụ Viện Trung Quốc ban hành “Ý kiến về thúc đẩy ổn định quy mô và cơ cấu ngoại thương”, trong đó đáng chú ý là việc sửa đổi “Biện pháp quản lý thương mại cặp chợ biên giới” nhằm tạo môi trường, chính sách đa dạng hóa thương mại cặp chợ biên giới, tăng cường nhập khẩu từ các nước lân cận.

Đặc biệt, từ đầu năm đến nay Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy triển khai các chính sách trước đây cũng như đưa ra nhiều chính sách mới nhằm hỗ trợ tăng trưởng ngoại thương. Theo đó, tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ thông qua việc tiếp cận vốn, bảo hiểm xuất khẩu; tạo thuận lợi hóa thương mại, thông quan hàng hóa...

“Trung Quốc quy định về đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài (Lệnh 248), yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài hoàn thiện hồ sơ gia hạn trên Hệ thống thương mại một cửa (CIFER) dẫn đến thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chưa kịp đăng ký gia hạn doanh nghiệp trên Hệ thống CIFER của Hải quan Trung Quốc khiến hoạt động xuất khẩu của một số doanh nghiệp bị gián đoạn”, ông Lương Văn Tài lưu ý.

 

Nhu cầu tiêu thụ cá minh thái ở Trung Quốc gia tăng

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có thể đang tiêu thụ nhiều cá minh thái nhập khẩu hơn vì trước đây số cá này hầu hết sẽ được chế biến và xuất khẩu sang các thị trường ở Châu Âu và Bắc Mỹ.

Trung Quốc - một trung tâm tái chế cá minh thái bỏ đầu và ruột (H&G), chủ yếu từ Nga - xuất khẩu một lượng lớn cá minh thái dưới dạng phi lê và block. Vào năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu 598.180 tấn cá minh thái H&G và xuất khẩu 208.000 tấn cá minh thái phi lê và block, tăng 56% về nhập khẩu nhưng chỉ tăng 19% về xuất khẩu so với năm 2021.

Trung Quốc không được coi là thị trường tiêu thụ cá minh thái lớn. Tuy nhiên, với lượng cá nhập khẩu còn lại trong nước nhiều hơn số lượng được đưa ra ngoài, câu hỏi đặt ra là, điều gì đã xảy ra với lượng cá còn lại?

Số liệu năm 2022 cho thấy cứ 3 tấn nguyên liệu cá minh thái H&G nhập khẩu, Trung Quốc xuất khẩu 1 tấn phi lê và block trong khi trong 2023, con số này lần lượt là 2 tấn nguyên liệu H&G cá minh thái cho mỗi 1 tấn xuất khẩu.

Sự biến mất của cá minh thái ở Trung Quốc cho thấy một trong ba khả năng: Trung Quốc đang tích trữ cá minh thái trong các kho bảo quản lạnh; sản xuất nhiều sản phẩm làm từ cá minh thái hơn phi lê và khối; hoặc người tiêu dùng Trung Quốc đang tăng tiêu dùng cá minh thái.

Nhập khẩu trở lại mức bình thường

Nhập khẩu cá minh thái năm 2022 đã trở lại mức tương tự như trước khi xảy ra đại dịch, điều này đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và đặc biệt là hoạt động nhập khẩu cá H&G của Nga của Trung Quốc. Trung Quốc nhập khẩu 598.000 tấn cá minh thái H&G từ Nga, tăng 56% so với cùng kỳ. 

Đối với xuất khẩu, Đức vẫn là thị trường xuất khẩu cá minh thái phile và khối lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 98.000 tấn khối lượng xuất khẩu, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Về giá trị, xuất khẩu sang Đức tăng lên 339,9 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ. Giá trung bình cá minh thái philê và khối sang Đức tăng 17% lên 3,46 USD/kg, trong khi giá sang Mỹ tăng 28% lên 3,63%. 

 

Ecuador sẵn sàng để được gỡ thẻ vàng của EU vào tháng 5/2023

Ngành khai thác của Ecuador đã sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Liên minh châu Âu (EU) nhằm mục tiêu gỡ “thẻ vàng” của EU vào tháng 5/2023. Ecuador bị EU áp thẻ vàng vào năm 2019 do không tính đến các yếu tố kiểm soát cần thiết để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Bộ trưởng Bộ Sản xuất, Ngoại thương, Đầu tư và Thủy sản của Ecuador, Julio José Prado, cho biết việc gỡ thẻ vàng từ EU là mục tiêu chiến lược của Chính phủ của Tổng thống Guillermo Lasso.

"Rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện cùng với ngành khai thác hải sản của Ecuador. Vào tháng 5, chúng tôi sẽ hoàn thành 100% các quy trình cần thiết để thoát thẻ vàng" ông Prado nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh rằng Ecuador đã triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc đánh bắt cá tự động hiện đại nhất ở tất cả các nước Mỹ Latinh.

Hiện Ecuador đã có thể xác định trong một hệ thống từ nơi đánh bắt cá ngừ tại Ecuador, chế biến và bán ở đâu và được đưa đến châu Âu như thế nào, Prado giải thích.

Không có ngành đánh bắt cá nào ở Mỹ Latinh có mức độ truy xuất nguồn gốc chi tiết như Ecuador hiện nay. Đó là một trong những yếu tố mà EU yêu cầu để gỡ thẻ vàng.

Ông Prado cho rằng ngành đánh bắt cá của Ecuador đã đạt được tiến bộ lớn về tính bền vững và bảo tồn, đồng thời chỉ ra thành phố ven biển Manta là trung tâm của khai thác bền vững với cấp độ quốc tế. TT TT CN *& TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)