Thị trường xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 1,29 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 530,66 triệu USD, giá trung bình 410,3 USD/tấn, tăng 8,5% về khối lượng, tăng 8% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 0,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng tháng 9/2024 xuất khẩu 127.651 tấn phân bón các loại đạt 51,84 triệu USD, giá 406 USD/tấn, giảm 3,1% về khối lượng, giảm11,4% kim ngạch và giảm 8,6% về giá so với tháng 8/2024; So với tháng 9/2023 thì tăng 39% về lượng, tăng 25,4% kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá.
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 32,4% trong tổng khối lượng và chiếm 32,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 418.893 tấn, tương đương 174,2 triệu USD, giá trung bình 415,9 USD/tấn, giảm 4,5% về lượng, giảm 5,8% kim ngạch và giá giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 9/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 50.500 tấn, tương đương 21,07 triệu USD, giá trung bình 417,3 USD/tấn, tăng 0,9% về lượng, tăng1,4% kim ngạch, giá tăng 0,5% so với tháng 8/2024.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 146.063 tấn, tương đương gần 59,96 triệu USD, giá trung bình 410,5 USD/tấn, tăng 189% về lượng, tăng 218,3% kim ngạch và tăng 10% về giá, chiếm trên 11% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 92.055 tấn, tương đương 35,06 triệu USD, giá trung bình 380,9 USD/tấn, tăng 24,2% về lượng, tăng 41,9% kim ngạch và giá tăng 14,3%, chiếm 7,1% trong tổng khối lượng và chiếm 6,6% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/10/2024 của TCHQ)
Thị trường nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,55 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD, tăng 37,9% về khối lượng, tăng 8,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024 cả nước nhập khẩu 843.823 tấn lúa mì, tương đương 226,43 triệu USD, giá trung bình 268,3 USD/tấn, tăng mạnh 212,9% về lượng, tăng 209% kim ngạch so với tháng 8/2024 nhưng giá giảm nhẹ 1,2%. So với tháng 9/2023 cũng tăng 274,4% về lượng, tăng 227,3% kim ngạch nhưng giảm 12,6% giá.
Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 4,55 triệu tấn, tương đương trên 1,25 tỷ USD, tăng 37,9% về khối lượng, tăng 8,6 % về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 275,5 USD/tấn, giảm 21,2%.
Trong tháng 9/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil 9 tháng đầu năm 2024 chiếm 25,8% trong tổng lượng và chiếm 23,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt trên 1,17 triệu tấn, tương đương 293,14 triệu USD, giá trung bình 249,6 USD/tấn, tăng mạnh 348,9% về lượng, tăng 205,9% về kim ngạch nhưng giảm 31,9% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 9/2024 không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.
Đứng sau thị trường chủ đạo Brazil là thị trường Ukraine chiếm 24,7% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch, đạt 1,13 triệu tấn, tương đương trên 287,87 triệu USD, giá trung bình 255,7 USD/tấn, tăng mạnh 1.266% về lượng, tăng 1.132% kim ngạch nhưng giảm 9,8% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Australia đạt 898.241 tấn, tương đương 276,68 triệu USD, giá 308 USD/tấn, chiếm 19,7% trong tổng lượng và chiếm 22% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, giảm mạnh 63% về lượng, giảm 66,8% kim ngạch và giảm 10,2% về giá.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Mỹ đạt 378.254 tấn, tương đương 121,04 triệu USD, giá 320 USD/tấn, tăng 43,9% về khối lượng, tăng 17% về kim ngạch nhưng giảm 18,7% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.
Nhập khẩu lúa mì 9 tháng đầu năm 2024
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/10/2024 của TCHQ)
Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày 9 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 tăng 18,3% so với 9 tháng đầu năm 2023, đạt gần 5,25 tỷ USD.
Riêng tháng 9/2024 đạt 653,07 triệu USD, tăng 8,2% so với tháng 8/2024 và tăng 26,2% so với tháng 9/2023.
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 53,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 2,83 tỷ USD, tăng 24,3% so với 9 tháng đầu năm 2023; riêng tháng 9/2024 đạt 340,75 triệu USD, tăng 3,1% so với tháng 8/2024 và tăng 19,7% so với tháng 9/2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 7%, đạt 369,07 triệu USD, giảm 4,6% so với 9 tháng đầu năm 2023.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 347,37 triệu USD, tăng 33% so với 9 tháng đầu năm 2023, chiếm 6,6%. Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 271,59 triệu USD, tăng 1,2% so với 9 tháng đầu năm 2023, chiếm 5,2%.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các thị trường trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt trên trên 1,65 tỷ USD, tăng 12,2% so với 9 tháng đầu năm 2023. Như vậy, Việt Nam nhập siêu nhóm hàng này trên 3,6 tỷ USD trong 9 tháng, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày 9 tháng đầu năm 2024
(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/10/2024 của TCHQ)
ĐVT: USD
TT TT CN & TM