Dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025 giảm xuống còn 115,1 triệu tấn
Sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025 dự báo giảm 1% xuống còn 115,1 triệu tấn do sản lượng ở Trung Quốc và Liên minh châu Âu giảm bù đắp cho mức tăng sản lượng ở Mỹ, Việt Nam và Brazil.
Dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025 giảm xuống còn 115,1 triệu tấn
Sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025 dự báo giảm 1% xuống còn 115,1 triệu tấn do sản lượng ở Trung Quốc và Liên minh châu Âu giảm bù đắp cho mức tăng sản lượng ở Mỹ, Việt Nam và Brazil.
Giá thịt lợn giao kỳ hạn tháng 12/2024 trong tuần thứ 3 của tháng 10/2024 đã tăng lên mức cao nhất trong 5,5 tháng, mặc dù giá thịt lợn giao ngay trên sàn CME ghi nhận mức thấp mới, giảm 23 xu xuống còn 83,85 USD tính đến ngày 15/10/2024. Các chuyên gia cho biết, sản lượng thịt lợn vào mùa thu và đầu mùa đông này sẽ không lớn như dự kiến ban đầu, do đó giá giao kỳ hạn tháng 12/2024 tăng so với giá giao ngay, chứng tỏ giá giao ngay trong năm nay sẽ không giảm mạnh như diễn biến giá trong hai năm qua.
Nhập khẩu thịt của Trung Quốc vẫn yếu
Trong tháng 9/2024 Trung Quốc đã nhập khẩu 541.000 tấn thịt, giảm 24.000 tấn (4,2%) so với tháng 8/2024 và giảm 54.000 tấn (giảm 9,1%) so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 4,94 triệu tấn sản phẩm thịt, giảm 770.000 tấn (13,5%) so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025
Sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2025 dự báo giảm 1% xuống còn 115,1 triệu tấn do sản lượng ở Trung Quốc và Liên minh châu Âu giảm bù đắp cho mức tăng sản lượng ở Mỹ, Việt Nam và Brazil. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến tăng 3% lên 3,8 triệu tấn do dự kiến đàn lợn sẽ mở rộng khi ngành chăn nuôi lợn phát triển và cải thiện công tác quản lý dịch tả lợn châu Phi (ASF). Sản lượng thịt lợn của Brazil dự kiến tăng 1% lên 4,6 triệu tấn do nhu cầu xuất khẩu mạnh và chi phí đầu vào giảm.
Mặc dù lợi nhuận của ngành năm 2024 tăng, nhưng sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2025 dự kiến giảm 2% xuống còn 55,5 triệu tấn. Lượng lợn nái năm 2024 giảm dự kiến sẽ dẫn đến lượng lợn có thể giết mổ vào năm 2025 giảm. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc dự kiến vẫn yếu do tình hình kinh tế tiếp tục bất ổn và người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng thịt gia cầm. Sản lượng thịt lợn của Liên minh châu Âu dự kiến giảm 2% xuống còn 20,9 triệu tấn do giá lợn dự kiến sẽ giảm.
Xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2025 dự kiến sẽ tăng 1% lên 10,4 triệu tấn do xuất khẩu từ Mỹ và Canada tăng bù đắp cho xuất khẩu từ EU giảm. Xuất khẩu của Canada dự kiến sẽ tăng 1% lên 1,5 triệu tấn với nhu cầu ổn định từ Mỹ và tiếp tục tăng trưởng sang một số thị trường châu Á, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Xuất khẩu của EU dự kiến sẽ giảm 2% xuống 2,95 triệu tấn do nguồn cung xuất khẩu dự kiến sẽ giảm và các hạn chế thương mại liên quan đến dịch tả ASF đang diễn ra.
Sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Mỹ
Sản lượng thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ tăng 2% vào năm 2025 lên 12,9 triệu tấn do số lượng lợn giết mổ tăng và số lợn trên một lứa tăng. Lợi nhuận của ngành năm 2024 được cải thiện và chi phí thức ăn chăn nuôi giảm dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ trọng lượng lợn nặng hơn. Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ dự kiến sẽ tăng 3% vào năm 2025 lên 3,4 triệu tấn do nguồn cung trong nước dồi dào và khả năng cạnh tranh mạnh về giá xuất khẩu. Bất chấp sự cạnh tranh gia tăng từ Brazil, Mexico sẽ vẫn là thị trường cốt lõi cho thịt lợn xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, thịt lợn xuất khẩu của Mỹ dự kiến sẽ giành được thị phần từ EU tại Hàn Quốc và Australia.
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ tháng 8/2024 tăng; xuất khẩu thịt bò giảm
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 8/2024 tăng so với tháng 8/2023, do nhu cầu từ Mexico tăng mạnh. Theo số liệu từ USDA và Liên đoàn xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF), xuất khẩu thịt bò giảm, trong khi xuất khẩu thịt cừu tăng, đạt khối lượng cao nhất kể từ tháng 1/2024.
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 8/2024 đạt tổng cộng 238.989 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu tăng 8% lên 702,9 triệu USD.
Những điểm nổi bật chính bao gồm:
Xuất khẩu tăng mạnh ở Tây bán cầu: Xuất khẩu sang Trung và Nam Mỹ, Caribe và khu vực ASEAN có xu hướng tăng.
Xuất khẩu đạt kỷ lục về khối lượng ở Malaysia, trong khi xuất khẩu sang Colombia đạt kỷ lục về kim ngạch.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đạt gần 2 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, với mức tăng 7% về giá trị lên 5,68 tỷ USD.
Doanh nghiệp cần tăng cường giới thiệu sản phẩm, để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Singapore
Tháng 9/2024, theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) cá tra sang Singapore đạt 3 triệu USD, giảm 11% so với tháng 9/2023. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp XK cá tra sang thị trường này chứng kiến tăng trưởng âm, sau khi tăng nhẹ 14% và 2% trong tháng 7 và tháng 8/2024. Tổng giá trị XK cá tra Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đạt 26 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cơ cấu sản phẩm cá tra XK sang Singapore cũng không đồng đều trong 9 tháng đầu năm nay. Phile cá tra đông lạnh vẫn là sản phẩm XK chủ lực của cá tra Việt Nam, với hơn 21 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK chỉ ghi nhận tăng trưởng trong các tháng 1,4,5,7/2024, các tháng còn lại đồng loạt tăng trưởng âm từ 1 - 2 con số.
Cơ cấu sản phẩm cá tra XK sang Singapore cũng không đồng đều trong 9 tháng đầu năm nay. Phile cá tra đông lạnh vẫn là sản phẩm XK chủ lực của cá tra Việt Nam, với hơn 21 triệu USD trong 9 tháng đầu năm nay, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK chỉ ghi nhận tăng trưởng trong các tháng 1,4,5,7/2024, các tháng còn lại đồng loạt tăng trưởng âm từ 1 - 2 con số.
Đáng chú ý, tháng đầu năm nay, XK sản phẩm cá tra GTGT ghi nhận tăng gấp 11 lần so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên, giá trị này liên tiếp tăng giảm thất thường trong các tháng tiếp theo của năm 2024. Đến tháng 9/2024, XK các sản phẩm mã HS16 đã chứng kiến giảm 11% so với cùng kỳ, đạt 145 triệu USD. Trước đó, tháng 6,7,8/2024, XK sản phẩm này sang Singapore cũng giảm lần lượt 15%, 75%, 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể nói, XK cá tra sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 đã “lệch quỹ đạo” so với đà tăng trưởng năm 2023. Theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), các ngành bán lẻ và dịch vụ về thực phẩm và đồ uống đã suy giảm trong QI và QII/2024. Lý giải cho thực trạng này một phần là do người dân tại Quốc đảo Sư Tử chi tiêu nhiều hơn cho du lịch nước ngoài.
Tuy vậy, Singapore vẫn là thị trường đáng quan tâm vì gần như không có hàng rào kỹ thuật trong việc hạn chế nhập khẩu vào nước này và có thể chấp nhận mua giá cao hơn. Đây cũng là một trong những đất nước nổi tiếng với hệ thống nhà hàng, du lịch, khách sạn rất lớn, là quốc gia đa sắc tộc, nhưng đều sử dụng thủy sản. Do vậy, DN cần tăng cường hoạt động trưng bày sản phẩm, xúc tiến thương mại...để giới thiệu sản phẩm cá tra của Việt Nam phổ biến hơn với người dân Singapore.
5 yếu tố quan trọng để gia tăng nhóm hàng bạch đậu khấu- nhục đậu khẩu của Việt Nam
Bạch đậu khấu là một loại gia vị đắt đỏ thứ 3 trên thế giới, đứng sau nhụy hoa nghệ tây và vani. Đáng chú ý loại quả này lại có rất nhiều ở Việt Nam và mang lại giá trị xuất khẩu cao.
Bạch đậu khấu là loại thảo dược mọc hoang trong tự nhiên, được tìm thấy ở Nam Mỹ, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka, Việt Nam,... Ở Việt Nam, bạch đậu khấu mọc tự nhiên và được trồng chủ yếu ở các khu vực có khí hậu mát lạnh như Cao Bằng và Lào Cai.
Cùng họ với bạch đậu khấu là nhục đậu khấu. Loại cây có nguồn gốc từ quần đảo Maluku (Indonesia) và được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới như ở Campuchia, Ấn Độ và Malaysia. Ở nước ta, cây thường được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam.
Theo số liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu nhóm hàng Bạch đậu khấu – Nhục đậu khấu (BĐK-NĐK) của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đạt 2.501 tấn, kim ngạch đạt hơn 20 triệu USD, giảm 4,8% về sản lượng nhưng tăng 3,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Hà Lan, Mỹ và Anh là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng này của Việt Nam với thị phần lần lượt là 31%, 15% và 11,2%.
5 Yếu tố quan trọng để gia tăng nhóm hàng BĐK-NĐK của Việt Nam ra nước ngoài
Thứ nhất, cải thiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bao gồm việc áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất, và đảm bảo đầy đủ các chứng nhận quốc tế. Điều này sẽ giúp các sản phẩm gia vị Việt Nam nói chung và nhóm hàng BĐK-NĐK nói riêng dễ dàng thâm nhập vào các thị trường có tiêu chuẩn cao như EU và Mỹ.
Thứ hai, để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng, cần phải đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, tránh tình trạng cung vượt cầu dẫn đến giảm giá trị xuất khẩu. Các địa phương cần quy hoạch vùng trồng, ứng dụng công nghệ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Thứ ba, tăng cường tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế và tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các thị trường mới nổi và thị trường ngách (như Trung Đông, Bắc Phi) có tiềm năng lớn.
Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, các doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu để phát triển các sản phẩm gia vị chế biến sẵn, tinh dầu từ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu, nhằm gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm.
Cuối cùng, chi phí vận chuyển và logistics còn là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, cần đầu tư vào hệ thống bảo quản, kho vận và hợp tác với các đối tác quốc tế để giảm thiểu chi phí logistics.
Hoa Kỳ: Dự báo về triển vọng xuất khẩu gạo toàn cầu
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 sẽ cao hơn 2,3 triệu tấn lên 56,3 triệu tấn (cao hơn so với dự báo đã công bố trước đây).

Sau khi Chính phủ Ấn Độ đã đình chỉ lệnh cấm xuất khẩu gạo ngày 28 tháng 9 đối với gạo xay xát không phải gạo basmati (non-basmati milled rice) kéo dài hơn 14 tháng, và 1 ngày sau khi giảm thuế xuất khẩu gạo lứt và gạo đồ (parboiled and brown rice) từ 20% xuống còn 10%. Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 của Ấn Độ được nâng lên 3,0 triệu tấn lên 21,0 triệu tấn, trong khi dự báo xuất khẩu gạo cho Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam được hạ thấp hơn trước.
Dự báo nhập khẩu năm 2025 được nâng lên đối với một số quốc gia do giá dự kiến thấp hơn và nguồn cung xuất khẩu lớn hơn, trong đó Trung Quốc, Nepal và Philippines được dự báo có mức tăng lớn nhất.
Chi tiết xem thêm tại: https://www.ers.usda.gov/webdocs/outlooks/110219/rcs-24i.pdf?v=7233.8
Thông tin liên hệ: Agricultural Economist Email: nathan.childs@usda.gov] TT TT CN & TM