Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ
Trong những năm gần đây, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những bước phát triển đáng kể với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 100 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2023 đạt 110,84 tỷ USD, giảm 10,55% so với năm 2022.
Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ
Trong những năm gần đây, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được những bước phát triển đáng kể với kim ngạch thương mại song phương đạt trên 100 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam và Hoa Kỳ năm 2023 đạt 110,84 tỷ USD, giảm 10,55% so với năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu đạt 97,02 tỷ USD, giảm 11,35% so với năm 2022; nhập khẩu đạt 13,82 tỷ USD, giảm 4,47% so với năm 2022. Trong đó, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là đối với các mặt hàng chủ lực như dệt may, giày dép, điện tử và nông sản
Bước sang năm 2024, kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, bất chấp diễn biến phức tạp kinh tế toàn cầu. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng trưởng khá nhờ vào nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ổn định của thị trường này.
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam –Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2023
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam là nguồn cung hàng hoá lớn thứ 7 của Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng 4,0% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ từ các thị trường trên thế giới, cải thiện so với mức tỷ trọng chiếm 3,51% của cùng kỳ năm 2023. Đứng đầu trong danh sách này là các thị trường như: Mexico, Canada, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 6 tháng đầu năm 2024 (Việt Nam xếp thứ 7)
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tính toán từ số liệu của ITC
Riêng trong tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang Hoa Kỳ đạt 11,28 tỷ USD, tăng 7,69% so với tháng trước và tăng 30,99% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đạt 66,4 tỷ USD, tăng 24,98% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 29,19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ra thế giới. Với kết quả này, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong tháng 7/2024
Đơn vị tính: Triệu USD, %
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2023
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ trong 7 tháng đầu năm là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,19 tỷ USD, tăng 50,82% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm tỷ trọng 19,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang thị trường Hoa Kỳ.
Đứng thứ hai trong danh sách này là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch xuất khẩu đạt 11,14 tỷ USD, tăng 19,87% so với tháng trước, chiếm tỷ trọng 16,79%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu một lượng lớn thiết bị công nghệ, nguyên liệu sản xuất và các sản phẩm nông nghiệp từ Hoa Kỳ, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Trong tháng 7 năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ đạt 1,33 tỷ USD, tăng 9,06% so với tháng trước và tăng 13,26% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu từ Hoa Kỳ 8,45 tỷ USD, tăng 4,99% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 3,97% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thế giới. Với mức kim ngạch nhập khẩu này, Hoa Kỳ hiện là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam.
Trong đó, mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Hoa Kỳ là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 7/2024 đạt 377,04 triệu USD, giảm 11,1% so với tháng trước và giảm 8,34% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu mặt hàng này từ Hoa Kỳ tổng 2,27 tỷ USD, tăng 19,74% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 26,93% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta từ thị trường Hoa Kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong tháng 7 năm 2024.
Đơn vị tính: Triệu USD, %
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu rõ ràng và thiết thực, tạo ra các cơ chế ưu đãi về thuế, cung cấp thông tin và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực và chất lượng hạ tầng logistic cũng là một yếu tố then chốt, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, việc thiết lập và duy trì các chương trình đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của Hoa Kỳ cũng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp cần được cung cấp các công cụ và kiến thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường này, từ việc cải thiện quy trình sản xuất đến việc nâng cao chất lượng đóng gói và tiếp thị.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chủ động xây dựng chiến lược xuất khẩu hiệu quả bằng cách nghiên cứu và nắm bắt xu hướng thị trường, tìm hiểu nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Đồng thời, việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và các sự kiện giao thương là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá thương hiệu, thiết lập mối quan hệ với các đối tác và nhà phân phối tại Hoa Kỳ.
Một yếu tố không thể thiếu là sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp để tạo ra một môi trường xuất khẩu thuận lợi, qua đó tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường và nâng cao giá trị xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam. Chính sách toàn diện và sự nỗ lực không ngừng của cả hai bên sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng và nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
Về định hướng phát triển quan hệ thương mại của hai nước trong thời gian tới: Ngày 25/6/2024, cuộc họp Đối thoại Kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất đã diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington D.C, dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Jose Fernandez. Cuộc họp Đối thoại Kinh tế đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước nói chung, trong đó có hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Tại cuộc họp Đối thoại, hai bên đã trao đổi thẳng thắn để đưa ra những giải pháp cụ thể trong 5 lĩnh vực, bao gồm: Thiết lập hợp tác xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn; hợp tác về năng lượng và khoáng sản chủ chốt; hợp tác về môi trường kinh doanh; thúc đẩy thu hút và duy trì đầu tư chất lượng cao, kiểm soát xuất khẩu chiến lược; hợp tác hạ tầng công nghệ thông tin chủ chốt và an ninh mạng. Cuộc họp Đối thoại kinh tế giữa 2 nước đã thành công tốt đẹp, đạt được các kết quả cụ thể, đặc biệt trong các nội dung liên quan đến hệ sinh thái bán dẫn. Hai phía cùng thống nhất các giải pháp cụ thể, làm căn cứ để thúc đẩy việc triển khai. Kết quả đối thoại cũng đã đáp ứng được mục tiêu thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước sau khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế.
Xuất khẩu hoa hồi sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh 169%
8 tháng năm 2024, Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của hoa hồi Việt Nam, đạt 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam trong tháng 8 đạt 1.146 tấn với trị giá 5,4 triệu USD, giảm 31% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 9.831 tấn hoa hồi với tổng kim ngạch đạt 47,3 triệu USD, giảm 1,7% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xét về thị trường, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất hoa hồi từ Việt Nam với 6.083 tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 là Mỹ với 694 tấn, tăng 8,4%. Đài Loan (Trung Quốc) vươn lên vị trí thứ 3 với 301 tấn, tăng mạnh 169% so với 8 tháng năm 2023.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu bao gồm Prosi Thăng Long với 1.805 tấn, Nedspice Việt Nam với 622 tấn, Tuấn Minh với 526 tấn và Senspices Việt Nam với 378 tấn.
Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ sản phẩm hồi hàng đầu thế giới, cũng là nước sản xuất dược liệu lớn. Hiện, Việt Nam thống lĩnh thị trường Ấn Độ với hơn 80% lượng nhập khẩu hồi.
Theo thống kê, diện tích trồng hồi của nước ta tính đến năm 2022 khoảng 40.000 ha, tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.
Cây hồi bắt đầu cho thu hoạch kể từ năm thứ 4, tuy nhiên khoảng 16 năm mới có thể thu hoạch 2 vụ/năm, do đó, loại cây này đã hiếm lại càng quý hơn. Trong đó, vụ xuân tập trung vào tháng 2, tháng 3; vụ mùa vào tháng 9, tháng 10. Theo thống kê của Tổ chức Gia vị Thế giới, sản lượng hoa hồi của Việt Nam đứng thứ 2 toàn cầu, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Tại Việt Nam, cây hồi được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng với sản lượng hàng năm hơn 16.000 tấn.
Trong đó, Lạng Sơn được mệnh danh "thủ phủ" của cây hồi của nước ta. Hồi ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Lạng Sơn.
Theo Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn Lạng Sơn, tính riêng năm 2022, sản lượng thu hoạch ước đạt 13.000 tấn hồi khô và giá trị thu về khoảng 1.500 tỷ đồng. Trước đó, năm 2021, sản phẩm hoa hồi Lạng Sơn có giá trị xuất khẩu 31 triệu USD, tương đương với sản lượng xuất khẩu khoảng 3.500 tấn hồi khô.
Trong những năm gần đây, ngành xuất khẩu hoa hồi đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. Điều này không chỉ giúp nâng cao giá trị của sản phẩm mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ, thu hút thêm nhiều khách hàng từ các quốc gia khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu Âu.
Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Trung Quốc tăng
Sarabpreet Singh, Tổng Giám đốc tại một trong những công ty xuất khẩu tôm lớn nhất Ấn Độ, Devi Seafoods, đã đưa ra quan điểm của mình về lý do tại sao xuất khẩu tôm Ấn Độ trong nửa đầu năm vẫn tiếp tục theo kịp cùng kỳ năm 2023 mặc dù giá chạm đáy.
Những công ty mới đã tham gia thị trường và những công ty hiện tại đã mở rộng công suất, sau đó kể từ năm nay, công suất mới đó đã đi vào hoạt động.
Người nuôi tôm đã cẩn thận với việc thả giống, nhắm mục tiêu vào mật độ thấp hơn nhưng sinh khối cao hơn.
Ông Singh lưu ý rằng người nuôi đã nhanh nhạy áp dụng các chiến lược thả giống khác nhau để tránh mùa giá giảm thông thường khi thu hoạch hàng loạt diễn ra trên khắp cả nước.
Nhiều nông dân cũng đã chuyển sang thời gian canh tác ngắn hơn, nhắm đến Trung Quốc, nơi khối lượng xuất khẩu đã tăng trong năm thứ ba liên tiếp.
Singh lưu ý rằng trong khi diện tích thả giống cũng tăng, dữ liệu cho thấy đã có mức tăng 44% ở Andhra Pradesh trong nửa đầu năm.
Hoa Kỳ thêm tôm Ấn Độ vào danh sách lao động cưỡng bức
Tôm từ Ấn Độ vẫn có thể vào Hoa Kỳ, nhưng các nhà NK Hoa Kỳ hiện sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn và rủi ro về danh tiếng.
Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) đã thêm tôm từ Ấn Độ vào Danh sách hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức năm 2024 sau đơn kiến nghị được Liên minh tôm miền Nam (SSA) đệ trình vào đầu năm nay.
Danh sách này, còn được gọi là danh sách Đạo luật tái thẩm quyền bảo vệ nạn nhân buôn người (TVPRA), cũng bao gồm tôm từ Bangladesh, Miến Điện và Campuchia. Mặc dù được thêm vào Danh sách TVPRA, tôm từ Ấn Độ vẫn được phép vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chỉ định mới này có thể dẫn đến sự chú ý của cơ quan quản lý nhiều hơn và rủi ro về danh tiếng đối với các công ty Hoa Kỳ không giải quyết được các mối quan ngại về lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của họ.
Ấn Độ là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Hoa Kỳ, XK 157.134 tấn tôm trị giá 1,2 tỷ đô la trong bảy tháng đầu năm 2024, chiếm 38% thị trường. Bangladesh là nguồn cung cấp tôm lớn thứ 17 của Hoa Kỳ trong giai đoạn này, XK 452 tấn tôm trị giá 5,9 triệu đô la.
Nathan Rickard, đối tác tại Picard Kentz & Rowe LLP và đại diện của SSA, phát biểu ngày 5/9 rằng giá tôm NK tại Hoa Kỳ giảm không phải do tiến bộ công nghệ mà là do tình trạng bóc lột lao động ngày càng tăng.
DOL cũng thông báo vào thứ năm rằng họ đã kêu gọi ý kiến về việc liệu tôm từ Ấn Độ có nên được thêm vào danh sách các sản phẩm được sản xuất bằng lao động trẻ em hay không. Nếu được chấp thuận, điều này sẽ tác động đến các chính sách mua sắm của liên bang theo Sắc lệnh hành pháp 13126, ngăn cấm các cơ quan chính phủ mua hàng hóa được sản xuất bằng lao động trẻ em.
Thái Lan được xóa khỏi danh sách lao động trẻ em
Trong một diễn biến liên quan, DOL đã loại tôm từ Thái Lan khỏi danh sách các sản phẩm được sản xuất bằng lao động trẻ em bị cưỡng bức hoặc bị giao kèo. Quyết định này được đưa ra sau khi các báo cáo cho thấy điều kiện lao động của ngành tôm Thái Lan đã được cải thiện đáng kể, mặc dù lao động cưỡng bức người lớn vẫn là mối quan ngại, cơ quan liên bang cho biết.
Tuy nhiên, việc sản xuất bột cá và dầu cá - nguyên liệu thiết yếu để nuôi tôm ở Thái Lan vẫn bị coi là bóc lột lao động.
Rickard cho biết tình trạng lạm dụng lao động làm ô nhiễm toàn bộ chuỗi cung ứng tôm, từ nuôi trồng đến sản xuất thức ăn cho tôm. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng các nhà NK Hoa Kỳ đã từ bỏ Thái Lan vì nước này cải thiện chính sách lao động và thay vào đó chuyển nguồn cung sang Ấn Độ, nơi tình trạng vi phạm lao động rất phổ biến.
Các nhà NK Mỹ theo đuổi tôm từ các quốc gia cung cấp cho họ mức lợi nhuận cao nhất. Thực tế này khuyến khích sự lạm dụng khủng khiếp đối với những người tham gia vào hoạt động sản xuất tôm ở nước ngoài và ngăn cản những nỗ lực chân thành nhằm cải thiện điều kiện làm việc. Rickard cho biết SSA sẽ ủng hộ việc truy xuất nguồn gốc tôm đầy đủ và áp dụng chính sách NK chặt chẽ hơn.
Trong một hành động không liên quan, SSA và Hiệp hội đánh bắt tôm khu vực Port Arthur, một nhóm đại diện cho những người đánh bắt tôm ở Đông Nam Texas, đã hợp tác để kêu gọi thực thi nghiêm ngặt hơn mục 609 của PL 101-162 đối với các quốc gia Peru và Guatemala.
Luật này yêu cầu NK tôm phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương tự để bảo vệ động vật có vú biển mà các công ty Hoa Kỳ phải tuân thủ, bao gồm Đạo luật bảo vệ động vật có vú biển. Đặc biệt, các hiệp hội thương mại cho rằng các nguồn tôm nước ngoài này không đủ để tránh đánh bắt không chủ đích rùa biển.
TT TT CN & TM