Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Có 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm do không còn phù hợp trong thực tế.

Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu

Có 19 thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm do không còn phù hợp trong thực tế.

Theo Văn bản số 6613/BCT-PC ngày 30/8/2024 về việc tham gia ý kiến dự thảo Phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2025, có 19 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm.

Theo Bộ Công Thương, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, Bộ Công Thương tiếp tục triển khai rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2025 của Bộ Công Thương.

Cụ thể, về phương án cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2025, Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm 19 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu. Cụ thể:

Thủ tục hành chính 1: Cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (mã TTHC: 1.000350)

Về nội dung cắt giảm: Phân cấp thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương.

Lý do, trên cơ sở thực hiện phân cấp các thủ tục/nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Quyết định 1015/QĐ-TTg, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 9 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TT-BCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Lộ trình: Năm 2025

Thủ tục hành chính 2: Cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (mã TTHC: 1.005405)

Nội dung cắt giảm: Phân cấp thủ tục hành chính cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương.

Lý do, trên cơ sở thực hiện phân cấp các thủ tục/nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Quyết định 1015/QĐ-TTg, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính

Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 12 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện điện tại Việt Nam; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TTBCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Lộ trình: Năm 2025.

Thủ tục hành chính 3: Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (mã TTHC: 1.005406)

Nội dung cắt giảm: Phân cấp TTHC gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương Lý do: Trên cơ sở thực hiện phân cấp các thủ tục/nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Quyết định 1015/QĐ-TTg, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 13 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TTBCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Lộ trình: Năm 2025.

Thủ tục hành chính 4: Thủ tục cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ (Mã TTHC: 1.000113)

Nội dung cắt giảm: Bãi bỏ thủ tục cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Lý do: Việc quy định cấp mã MID trước đây mang tính thời điểm, để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu sang Hoa Kỳ và cũng là nhằm thể hiện với phía Hoa Kỳ về việc tự kiểm soát các doanh nghiệp, chống gian lận thương mại, chống chuyển tải khi Hoa Kỳ đang áp dụng cơ chế giám sát ngặt nghèo chưa từng áp dụng với các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Hiện tại, cơ chế giám sát của Hoa Kỳ đã được bãi bỏ hơn 10 năm, việc xuất khẩu đang diễn ra bình thường, không cần thiết có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp mã MID.

Kiến nghị thực thi

- Bãi bỏ Thông tư số 16/2010/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc cấp Mã số nhà sản xuất hàng dệt may xuất khẩu (MID) sang Hoa Kỳ

- Lộ trình: Đã đưa vào dự thảo Thông tư bãi bỏ các Thông tư của Bộ Công Thương (dự kiến ban hành trong năm 2024).

 

Cục Phòng vệ thương mại thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hoà Ấn Độ, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Ngày 28 tháng 9 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2302⁄QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hoà Ấn Độ, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2866/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Điều 58 (1) Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định: “trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát, trừ trường hợp thời hạn nộp hồ sơ ít hơn 09 tháng tính đến thời hạn Bộ trưởng Bộ Công Thương phải quyết định có tiến hành rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay không”

Theo đó, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP có quyền nộp hồ sơ theo yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp CBPG đối với sản phẩm sợi dài làm từ polyester. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2024.

Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Phòng vệ thương mại trong thời hạn nêu trên theo địa chỉ như sau:

Cục Phòng vệ thương mại – Tầng 8, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (024) 7303.7898, máy lẻ 111

 

Gambia và FAO tăng cường cuộc chiến chống đánh bắt IUU

Trong một động thái quan trọng nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), các bên liên quan chính tại Gambia đã triệu tập một hội thảo kéo dài 05 ngày để thành lập Nhóm công tác kỹ thuật (TWG) và xây dựng một kế hoạch làm việc toàn diện. Hội thảo được tổ chức từ ngày 12 – 16/8/2024, nhằm mục đích tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan để bảo vệ nguồn tài nguyên biển phong phú của Gambia và đảm bảo quản lý nghề cá bền vững.

Hội thảo đã tập hợp đại diện từ nhiều tổ chức Gambia để chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Hội thảo có sự tham dự của các quan chức từ Bộ Thủy sản Gambia, Cơ quan Cảng Gambia, Cục Hàng hải Gambia và các cơ quan chủ chốt khác, đánh dấu một bước quan trọng trong việc tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia chống lại đánh bắt cá IUU.

Với bối cảnh là bờ biển quan trọng của Gambia, các cuộc thảo luận trong hội thảo đã nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết về một phản ứng phối hợp đối với các mối đe dọa do nạn đánh bắt cá bất hợp pháp gây ra. Hệ sinh thái biển của đất nước với Sông Gambia là nguồn đa dạng sinh học và sinh kế quan trọng, nhưng vẫn đang bị đe dọa bởi các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp làm cạn kiệt nguồn cá và gây nguy hiểm cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, Chính phủ Gambia cam kết thúc đẩy các hoạt động đánh bắt bền vững.

Từ đó, FAO đã đi đầu trong việc hỗ trợ Gambia trong cuộc chiến chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Đại diện quốc gia của FAO tại Gambia cho biết, vào tháng 6/2022, một nhóm hỗ trợ của FAO đã đến Gambia để tiến hành đánh giá nhu cầu toàn diện theo Dự án hỗ trợ các biện pháp của Các quốc gia cảng do Đức tài trợ. Hoạt động này đã xác định được những khoảng cách quan trọng và dẫn đến việc xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia, được đệ trình lên Chính quyền Gambia vào tháng 9/2022. FAO nhấn mạnh tầm quan trọng của TWG-IUU, một sáng kiến ra đời từ các hội thảo liên ngành trước đây, trong việc giải quyết những thách thức này.

Theo bà Anna Mbenga, Giám đốc Sở Thủy sản Gambia, ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, cung cấp protein động vật, việc làm, thu nhập ngoại hối và an ninh lương thực cho người dân nước này. Tuy nhiên, những thách thức về cạn kiệt nguồn lợi thủy sản cùng với hoạt động đánh bắt IUU là mối quan tâm của quốc gia, tiểu vùng và toàn cầu.

Malang Darboe, Phó Thư ký thường trực phụ trách Hành chính và Tài chính của Bộ Thủy sản, Tài nguyên nước và Các vấn đề của Quốc hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ của TWG-IUU trên phạm vi quốc gia. IUU là mối quan tâm của quốc gia và lực lượng đặc nhiệm được kỳ vọng sẽ giúp chống lại vấn đề này. Chúng ta phải hợp tác để nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến này.

Khi hội thảo kết thúc, những người tham gia đều có cảm giác lạc quan mạnh mẽ. Kế hoạch công tác chi tiết và Biên bản ghi nhớ (MoU) liên ngành được thiết lập để trở thành nền tảng cho nỗ lực tiếp thêm sức mạnh nhằm giải quyết tình trạng đánh bắt IUU ở Gambia. Các bước tiếp theo sẽ bao gồm việc ký chính thức Biên bản ghi nhớ và triển khai kế hoạch làm việc, đảm bảo rằng các nỗ lực của TWG-IUU vừa được phối hợp vừa có hiệu quả.

Việc thành lập Nhóm công tác kỹ thuật về đánh bắt cá IUU đánh dấu một chương mới trong cuộc chiến chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Gambia. Khi các bên liên quan vẫn thống nhất, hy vọng rằng nguồn tài nguyên biển phong phú của quốc gia này sẽ được bảo vệ tốt hơn.

 

Công văn 1548/CCPT-GSĐG: EU chấp thuận bổ sung đối tượng, vùng nuôi thủy sản vào chương trình giám sát dư lượng 2024

Ngày 14/8/2024, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 1548/CCPT-GSĐG: EU chấp nhận bổ sung đối tượng, vùng nuôi thủy sản vào chương trình giám sát dư lượng 2024.

Trên cơ sở xem xét, đánh giá các thông tin giải trình bổ sung và đề xuất của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, ngày 12/8/2024, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm LM Châu Âu (DG-SANTE) đã có công thư số Ref.Ares(2024)5798036 thông báo kết quả đánh giá. Theo đó, DG-SANTE chấp thuận kế hoạch giám sát dư lượng đối với thủy sản nuôi của Việt Nam năm 2024 đáp ứng các quy định EU và Việt Nam được duy trì tên trong Danh sách Phụ lục - I Quy định (EU) 2021/405 các quốc gia xuất khẩu thủy sản nuôi (cá, giáp xác) vào EU. Đồng thời, DG-SANTE cũng chấp thuận đề xuất bổ sung đối tượng, vùng nuôi bổ sung vào chương trình giám sát dư lượng năm 2024 của Việt Nam.

Để đáp ứng quy định của EU, cũng như chuẩn bị tốt cho đợt thanh tra sắp tới của EU về dư lượng trong thủy sản nuôi, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường có ý kiến như sau:

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản nuôi vào EU:

- Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản sang EU sử dụng nguyên liệu là đối tượng thủy sản nuôi được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận bổ sung nêu trên cập nhật Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP; lập kế hoạch và thực hiện giám sát đầy đủ các chỉ tiêu tương ứng nêu tại Mục 2 Phụ lục gửi kèm theo hướng dẫn của Cục đã nêu tại công văn số 1155/CCPT-GSĐG ngày 19/6/2024.

- Chỉ thu mua các đối tượng thủy sản nuôi bổ sung được Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận từ vùng nuôi được Chi cục Nam bộ thông báo phạm vi, kết quả giám sát dư lượng theo quy định tại Thông tư 31. Lưu ý không thu mua, chế biến và xuất khẩu vào EU đối với thủy nuôi có nguồn gốc từ cơ sở có mẫu bị phát hiện vi phạm hóa chất, kháng sinh theo các thông báo cụ thể của Chi cục Nam bộ.

 TT TT CN & TM