Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang các thị trường 6 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu của USDA và USMEF, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1,52 triệu tấn, trị giá 4,26 tỷ USD.

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang các thị trường 6 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu của USDA và USMEF, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1,52 triệu tấn, trị giá 4,26 tỷ USD.

 

 

 

Thủy sản Nhật Bản nỗ lực tìm thị trường mới sau lệnh cấm của Trung Quốc

Theo Reuters, thủy sản Nhật Bản đang tăng cường các nỗ lực quảng bá nhằm hiện diện nhiều hơn tại các thị trường mới ở châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Trung Quốc, trước đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nhật Bản, đã cấm mua hải sản có nguồn gốc từ Nhật Bản do nguy cơ ô nhiễm phóng xạ sau khi Công ty Điện lực Tokyo (9501.T) bắt đầu xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương vào tháng 8 năm ngoái.

Thủy sản Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2024 lần đầu tiên giảm kể từ năm 2020 do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 43,8%. Trong đó, Sò điệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất, giảm 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Norihiko Ishiguro, Chủ tịch Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa thể bù đắp đầy đủ sự mất mát từ thị trường Trung Quốc về số lượng, nhưng xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Thái Lan và Việt Nam đang tăng lên, thúc đẩy đáng kể động lực ở các thị trường thay thế".

Ông cho biết thêm, cơ quan thương mại được chính phủ Nhật hỗ trợ này đang thúc đẩy đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu cho sò điệp và các sản phẩm khác bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế của Trung Quốc bằng cách thiết lập các kênh thương mại mới ở châu Á, Mỹ và châu Âu.

"Những nỗ lực quảng cáo chuyên sâu của chúng tôi đã giúp chúng tôi chuyển hướng được 20-30% lượng xuất khẩu sò điệp bị mất do lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc", ông Ishiguro cho biết hôm thứ Sáu, trước lễ kỷ niệm một năm xả nước Fukushima (24/8/2023).

Ông nói thêm: "Có tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho xuất khẩu thủy sản Nhật Bản và chúng tôi sẽ không mất quá nhiều thời gian để bù đắp khoảng trống do lệnh cấm của Trung Quốc gây ra".

Theo dữ liệu của chính phủ, Nhật Bản đã xuất khẩu thủy sản trị giá 87,1 tỷ Yên (592 triệu USD) sang Trung Quốc vào năm 2022, và nơi này đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Con số này bao gồm ngọc trai và san hô, giảm xuống còn 61 tỷ yên vào năm 2023 và 3,5 tỷ yên trong nửa đầu năm 2024.

Nỗ lực khuyến mãi

Theo ông Ishiguro, với ngân sách bổ sung 5 tỷ yên từ chính phủ Nhật, JETRO đã hỗ trợ 170 sự kiện trong năm qua để quảng bá sò điệp, cá đuôi vàng và các loài cá khác tại hơn 70 thành phố ở Nhật Bản và nước ngoài, bao gồm Davos, Thụy Sĩ và San Francisco.

Tổ chức này cũng đã mời các đầu bếp nổi tiếng, những người có ảnh hưởng và người mua từ nước ngoài đến tham quan các chợ cá và nghề cá ở Nhật Bản, trong khi các chiến dịch ở Thái Lan quảng bá hải sản Nhật Bản tại các nhà hàng của Thái Lan, Ý, Trung Quốc.

Ông Ishiguro cho biết thêm, phái đoàn này cũng đã được cử đến Việt Nam và Mexico để tìm kiếm các địa điểm chế biến sò điệp, nhằm thay thế chuỗi cung ứng của Trung Quốc.

Ông lưu ý rằng có thể dự kiến ​​tăng trưởng ở các thị trường mới nổi như Đông Âu và Trung Đông và chỉ riêng ở Ba Lan đã có 2.000 nhà hàng Nhật Bản.

Ông cho biết, đồng yên yếu và sự bùng nổ du lịch Nhật Bản cũng là những yếu tố góp phần, thúc đẩy xuất khẩu hải sản Nhật Bản ra các thị trường bên ngoài Trung Quốc.

 

Dự báo xuất khẩu đường của Brazil có thể sẽ chậm lại vào cuối năm 2024

Thị trường có nguồn cung đường dồi dào, mặc dù dự kiến xuất khẩu từ Brazil sẽ chậm lại vào cuối năm nay. Cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, giá đường thô toàn cầu SBc1 được dự kiến sẽ hồi phục trong thời gian còn lại của năm 2024, nhưng kết thúc năm giá vẫn giảm khoảng dưới 3% so với cùng kỳ.

Theo dự báo trung bình của cuộc khảo sát, giá đường thô SBc1 dự kiến chốt ở 20 US cent/lb vào cuối năm 2024, giảm hơn 2,8% so với cùng thời điểm năm 2023. Giá đường trắng LSUc1 được dự kiến sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 545 USD/tấn, giảm 8,6% so với thời điểm năm 2023.

Sản lượng sụt giảm ở Trung Nam - khu vực trọng điểm của Brazil trong niên vụ 2024/25 sau khi vụ mía kỷ lục trong niên vụ trước dự kiến sẽ góp phần phục hồi giá.

Khu vực này được dự báo sẽ thu hoạch được 610,5 triệu tấn mía, giảm so với mức kỷ lục 654,4 triệu tấn của vụ trước. Các nhà máy Brazil dự kiến sẽ ưu tiên sản xuất đường trong niên vụ 2024/25 với sự phân bổ 50,5% mía được sử dụng để sản xuất đường, tăng so với mức phân bổ 48,9% trong vụ trước. Phần còn lại được sử dụng để sản xuất ethanol.

Theo đó, sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil vụ 2024/25 ước đạt 40,9 triệu tấn, giảm so với mức 42,4 triệu tấn trong vụ 2023/24.

Nhà phân tích John Stansfield của DNEXT Intelligence SA cho biết, tốc độ xuất khẩu của Brazil không thể tiếp tục ở mức kỷ lục quá lâu. Một khi tốc độ xuất khẩu của Brazil chậm lại thì triển vọng sẽ được cải thiện.

Những người tham gia khảo sát bị phân vân về việc liệu sẽ thặng dư hay thâm hụt đường toàn cầu trong niên vụ 2024/25, với dự báo trung bình về thặng dư biên chỉ là 780.000 tấn so với thặng dư 1,4 triệu tấn trong niên vụ trước.

Hồi tháng 7/2024, nhà môi giới StoneX dự đoán thị trường đường toàn cầu vụ 2024/25 sẽ có thặng dư nhỏ. Nhà môi giới này cho biết các nhà máy Brazil đang duy trì mức sản xuất ethanol tương đối cao, đáp ứng nhu cầu trong nước cao hơn, vì vậy họ không dành riêng lượng mía cho sản xuất đường như dự kiến (52%) vào đầu vụ thu hoạch vào tháng 3. Những thay đổi lớn khác đối với các nhà sản xuất lớn bao gồm tăng 500.000 tấn đối với Trung Quốc lên 11 triệu tấn và giảm 200.000 tấn đối với Nga xuống 6,8 triệu tấn.

Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ hai và là nước tiêu thụ đường hàng đầu, dự kiến sẽ sản xuất 30 triệu tấn đường trong niên vụ 2024/25, giảm từ mức 32,05 triệu tấn trong niên vụ trước.

Phiên ngày 20/8, giá đường thô và đường trắng trên hai sàn London và New York có diễn biến trái chiều. Giá đường thô SBc1 kỳ hạn tháng 10/2024 trên sàn ICE chốt mức 18,02 US cent/lb. Giá đường trắng LSUc1 giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 0,6%, chốt ở 513,7 USD/tấn.

 

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng cao

Tính đến ngày 21/8/2024, giá lợn giết mổ ở Trung Quốc đã tăng lên mức cao mới là 20,77 nhân dân tệ/kg (1,32 USD/lb), tăng 0,11 nhân dân tệ/kg so với ngày 5/8/2024 và tăng so với mức thấp nhất trong năm là 11,98 nhân dân tệ/kg (0,76 USD/lb) vào ngày 18/3/2024. 

Tại tỉnh Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc, giá lợn giết mổ có thể được bán với giá cao tới 22,6 nhân dân tệ/kg (1,44 USD/lb).

Đây là tín hiệu tốt cho ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sau 22 tháng thị trường sụt giảm cùng với chi phí thức ăn chăn nuôi và giá nhân công cao. Lợi nhuận của các nhà chăn nuôi ước tính lên tới 100 - 115 USD/con tùy thuộc vào trọng lượng giết mổ và chi phí chăn nuôi.

Sự thiếu hụt nguồn cung lợn là nguyên nhân chính khiến giá lợn tăng cao. Những người trong ngành kỳ vọng giá lợn sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối năm 2024 và thậm chí vượt qua mức cao nhất của năm 2022.

Hiện nay, các chuồng trại chăn nuôi tại Trung Quốc đã bỏ trống rất nhiều và các trang trại chăn nuôi lợn ở Trung Quốc không đạt công suất thiết kế vì nhiều cơ sở nhỏ, cũ đã bị bỏ hoang. Các trang trại quy mô trung bình chỉ hoạt động được 40 - 50% công suất. Các trang trại mới hơn và lớn hơn được xây dựng sau năm 2021 chú trọng đến an toàn sinh học có nhiều khả năng vẫn đang hoạt động với công suất lên tới 80%.

Các nhà sản xuất có khả năng tiếp cận vốn sẽ có dư địa để tăng năng suất nếu họ tin tưởng vào thị trường và giá lợn vẫn ở mức cao. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, chính quyền các tỉnh và địa phương đang cố gắng quản lý năng lực sản xuất bằng các mục tiêu và kiểm soát lượng tồn kho lợn nái, theo dõi tính hiệu quả của biện pháp này.

Giải pháp lâu dài tốt nhất để duy trì giá lợn có lãi là ngành chăn nuôi tập trung vào việc cải thiện chất lượng thịt và tăng nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết hoạt động R&D của các công ty Di truyền đều dựa trên chất lượng thịt, nhưng họ thiếu mục tiêu và phóng đại quá mức dẫn đến sản phẩm nhạt, khô và không có mùi vị. Trung Quốc chưa nhận ra sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường trong nước ngoài mùa nghỉ lễ và lễ hội.

Từ ngày 10 đến ngày 12/9/2024, tại Khách sạn Intercontinental Hefei – Trung Quốc sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh về di truyền lợn toàn cầu (GPGS 2024). Giám đốc điều hành Jim Long Genesus sẽ đưa ra quan điểm về Thị trường Toàn cầu. Giám đốc Tiếp thị Spencer Long của Genesus sẽ trình bày “Toàn bộ các vấn đề về ngành Thịt lợn”.

Giá thịt lợn tại Trung Quốc tăng cao

 TT TT CN & TM