ISO nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2023/24

Tổ chức Đường Quốc tế ISO mới đây đã nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2023/24 hiện tại. Theo đó, ISO dự kiến thâm hụt sẽ ở mức 2,954 triệu tấn so với mức 689.000 tấn đã dự báo trước đó hồi tháng 2.

ISO nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2023/24

Tổ chức Đường Quốc tế ISO mới đây đã nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu cho niên vụ 2023/24 hiện tại. Theo đó, ISO dự kiến thâm hụt sẽ ở mức 2,954 triệu tấn so với mức 689.000 tấn đã dự báo trước đó hồi tháng 2.

Sản lượng đường toàn cầu vụ 2023/24 được dự báo ở mức 179,279 triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 179,749 triệu tấn. Tiêu thụ dự kiến sẽ đạt mức 182,224 triệu tấn, tăng lên so với mức 180,438 triệu tấn trước đó.

ISO giữ nguyên dự báo sản lượng vụ 2023/24 của nhà sản xuất hàng đầu Brazil ổn định ở mức 44,519 triệu tấn. ISO cũng cho biết, việc điều chỉnh giảm sản lượng đối với các khu vực bao gồm Bắc Mỹ, đã được bù đắp bởi ước tính sản lượng cao hơn ở Thái Lan và Trung Quốc.

Trong báo cáo cho thấy, ISO đã chuyển từ dự báo triển vọng trung tập sang triển vọng lạc quan hơn trong ba tháng tới. Tổ chức này cũng ước tính lượng đường toàn cầu trong vụ 2023/23 thiếu hụt 1,153 triệu tấn, thay vì dư thừa 308.000 tấn, do nhu cầu tốt hơn dự đoán trước đó.

Sản lượng đường ở khu vực Trung Nam Brazil được dự kiến thấp hơn trong nửa cuối tháng 5/2024, với lượng mía được các nhà máy phân bổ cho sản xuất đường thấp hơn ước tính của các nhà phân tích lần thứ hai trong năm.

Trong giai đoạn này, các nhà máy Brazil đã sản xuất 2,7 triệu tấn đường, thấp hơn 7,72% so với cùng kỳ năm trước. UNICA cho biết, sản lượng mía ép giảm 3,36% xuống mức 45,2 triệu tấn, trong khi sản lượng ethanol chỉ giảm nhẹ 0,2% so với năm trước ở mức 2,12 tỷ lít.

 

Philippines gia hạn giảm thuế đối với thịt lợn đến năm 2028

Ban Cơ quan Quản lý Kinh tế và Phát triển Quốc gia Philippines (NEDA) đã phê duyệt Chương trình Thuế quan Toàn diện mới cho giai đoạn 2024 - 2028. 

Thuế suất hiện hành sẽ được duy trì đối với hơn một nửa số dòng thuế bao gồm nhiều sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp khác nhau với mức thuế áp dụng tương đối thấp, đặc biệt đối với nguyên liệu thô và nguyên liệu đầu vào trung gian sử dụng trong sản xuất.

Chương trình này đảm bảo khả năng tiếp cận và khả năng chi trả cho các mặt hàng thiết yếu đồng thời cân bằng lợi ích của người tiêu dùng và nhà chăn nuôi địa phương.

Giảm thuế đối với ngô, thịt lợn và thịt lóc xương bằng máy theo Sắc lệnh số 50, năm 2023 và được duy trì đến năm 2028 để đảm bảo nguồn cung ổn định các mặt hàng này, giúp kiểm soát lạm phát, thúc đẩy ổn định chính sách và lập kế hoạch đầu tư, đồng thời tăng cường an ninh lương thực. Hơn nữa, Hội đồng NEDA vẫn duy trì mức thuế quan đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp khác bao gồm thức ăn hoàn chỉnh và chế phẩm thức ăn chăn nuôi. Tổng thống sẽ ban hành sắc lệnh để thực hiện chương trình thuế quan mới này. 

 

FAO: Dự đoán sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024 giảm

Dự báo sản lượng thịt gia cầm, thịt bò và thịt cừu thế giới năm 2024 sẽ tăng nhẹ, sản lượng thịt lợn sẽ giảm.

Năm 2024, dự báo sản lượng thịt gia cầm dẫn đầu về mức tăng trưởng, sẽ tăng 0,8% so với năm ngoái, lên 146 triệu tấn. Sản lượng thịt bò và thịt cừu toàn cầu cũng được dự báo sẽ. Ngược lại, sản lượng thịt lợn toàn cầu được dự đoán sẽ giảm khoảng 1,2 triệu tấn (tương đương 0,9%) so với năm 2023. Mức giảm này chủ yếu được dự đoán là do sự sụt giảm ở Trung Quốc sau những nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát tình trạng dư nguồn cung và duy trì sự ổn định giá trong nước bằng cách giảm số lượng lợn nái sinh sản và điều chỉnh mục tiêu dự trữ thịt lợn quốc gia.

Thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp. Sự phục hồi chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu nhập khẩu bền vững ở tất cả các khu vực, đặc biệt là ở Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, triển vọng tích cực này có thể bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại xuất phát từ sự lây lan của dịch bệnh ở động vật, các yếu tố địa chính trị và sức mua của người tiêu dùng bị hạn chế. Theo FAO, chỉ số giá thịt quốc tế tăng nhẹ từ tháng 1 đến tháng 5/2024 mặc dù tốc độ tăng giá đã chậm lại trong những tháng gần đây. Giá tăng được ghi nhận ở các loại thịt bò, gia cầm và thịt lợn, chủ yếu do nhu cầu ổn định từ các nước nhập khẩu hàng đầu, bất chấp nguồn cung tăng từ các nước xuất khẩu thịt lớn. Ngược lại, giá thịt cừu quốc tế lại giảm, chủ yếu do nguồn cung xuất khẩu dồi dào ở Châu Đại Dương, nhà cung cấp lớn nhất thế giới. TT TT Cn & TM