Xuất khẩu gạch men sang Đài Loan năm 2023 không bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá

Từ 04-10-2021, nhiều mặt hàng gạch men (mã HS 6907) của Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đã Đài Loan bị áp thuế chống bán phá giá với nhiều mức thuế suất khác nhau. Tuy vậy, theo thống kê của hải quan Đài Loan, trong năm 2023, hàng rào thuế quan này ảnh hưởng không lớn tới xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào Đài Loan.

Xuất khẩu gạch men sang Đài Loan năm 2023 không bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá

Từ 04-10-2021, nhiều mặt hàng gạch men (mã HS 6907) của Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đã Đài Loan bị áp thuế chống bán phá giá với nhiều mức thuế suất khác nhau. Tuy vậy, theo thống kê của hải quan Đài Loan, trong năm 2023, hàng rào thuế quan này ảnh hưởng không lớn tới xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào Đài Loan.

Theo đó, năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gạch mẹn (mã HS: 6907; mô tả tiếng Anh: Ceramic flags and paving, hearth or wall tiles; ceramic mosaic cubes and the like, whether or not on a backing; finishing ceramics)  đạt 143,5 triệu USD giảm 14,72% so với năm 2022.

Việt Nam vẫn giữ vững là đối tác cung ứng mặt hàng này lớn nhất vào Đài Loan trong năm 2023, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40,567 triệu USD, cơ bản tương đương với năm 2022 khi chỉ giảm nhẹ 0,82% so với năm 2022,  chiếm 28,27% tổng thị phần nhập khẩu của Đài Loan trong năm 2023.

Cũng theo thống kê của phía Đài Loan, Italia do không chịu ảnh hưởng của lệnh chống bán phá giá nên tiếp tục giữ vị trí thứ 2, với tổng kim ngạch đạt 32,92 triệu USD, giảm 15, 8% so với năm 2022, chiếm 22,94% thị phần.

Ấn Độ với lợi thế về quy mô sản xuất và giá cả tiếp tục giữ vị trí thứ 3, với tổng kim ngạch đạt 29,18 triệu USD, giảm 17,88% so với năm 2022, chiếm 20,33% thị phần.

Tây Ban Nha tiếp tục giữ vị trí thứ 4, với tổng kim ngạch đạt 23,02 triệu USD, giảm 24,37% so với năm 2022, chiếm 16,04% thị phần.

Malaysia và Indonesia đã tụt xuống vị trí thứ 4 và thứ 6 với số thị phần chiếm được lần lượt là 4,45% và 2,8%.

Trong TOP 10 đối tác xuất khẩu mặt hàng này vào Đài Loan còn có: Nhật Bản, UAE và Thái Lan song với thị phần không lớn.

Như vậy có thể thấy, thuế chống bán phá giá của Đài Loan không ảnh hưởng nhiều tới các sản phẩm gạch men xuất xứ từ Việt Nam khi nhu cầu thị trường và lợi thế so sánh của Việt Nam tiếp tục được giữ vững trong nhóm hàng này. Tuy vậy, theo Hiệp hội Phát triển công nghiệp gạch men Đài Loan (đơn vị đại diện các nhà nhập khẩu), với thuế suất chung lên tới gần 20% mà Đài Loan đang áp cho Việt Nam, các nhà xuất khẩu mới (không có thuế suất riêng) sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi khai thác thị trường Đài Loan.

 

Giá thức ăn thủy sản có thể tiếp tục tăng

Bức tranh của ngành thức ăn thủy sản đầu năm 2024 mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng còn khó khăn. Tình hình này dự kiến kéo dài đến hết 6 tháng đầu năm 2024 mới hy vọng có biến chuyển.

Theo Báo cáo Triển vọng Protein động vật toàn cầu năm 2023 của Rabobank, giá ngũ cốc và hạt có dầu trên toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 5/2020 – 5/2022. Theo TS Enrico Bachis, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường tại Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO): “Dựa trên các mô hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng xu hướng thức ăn NTTS phản ánh sự biến động về chính trị, thị trường và môi trường. Trong giai đoạn 2022 – 2023, các vấn đề địa chính trị, giá năng lượng tăng và nguồn nguyên liệu thô hạn chế đã khiến giá thức ăn NTTS tăng 30%. Điều này cho thấy giá của các mặt hàng chủ chốt có thể sẽ tăng hơn nữa trong năm 2024”.

Rabobank cũng chỉ ra một số thách thức đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thức ăn NTTS, tập trung vào tác động của thời tiết và sản lượng đánh bắt. Theo dữ liệu của IFFO, có tới 20% sản lượng bột cá và dầu cá trên thế giới đến từ Peru. Việc bình thường hóa giá bột cá phụ thuộc vào sản lượng đánh bắt. Nhưng chưa có gì là chắc chắn cho các mùa khai thác cá cơm sắp tới tại nước này.

Giám đốc điều hành của STIM Carl-Erik Arnesen bày tỏ: “Giá thức ăn thủy sản sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến động về giá của các nguyên liệu thô. Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu thức ăn thực vật tại châu Âu chịu tác động từ tình trạng hạn hán ở nhiều khu vực. Hậu quả của điều này có thể sẽ được nhìn thấy trong 2 đến 3 quý đầu năm 2024”.

Ông Arnasen cũng nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch, có thể sẽ đẩy các nguyên liệu thô đã qua chế biến vào thị trường với tốc độ nhanh hơn, góp phần gây ra biến động về giá cả”.

 

Xuất khẩu gạch men sang Đài Loan năm 2023 không bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá

Từ 04-10-2021, nhiều mặt hàng gạch men (mã HS 6907) của Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia đã Đài Loan bị áp thuế chống bán phá giá với nhiều mức thuế suất khác nhau. Tuy vậy, theo thống kê của hải quan Đài Loan, trong năm 2023, hàng rào thuế quan này ảnh hưởng không lớn tới xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam vào Đài Loan.

Theo đó, năm 2023, tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gạch mẹn (mã HS: 6907; mô tả tiếng Anh: Ceramic flags and paving, hearth or wall tiles; ceramic mosaic cubes and the like, whether or not on a backing; finishing ceramics)  đạt 143,5 triệu USD giảm 14,72% so với năm 2022.

Việt Nam vẫn giữ vững là đối tác cung ứng mặt hàng này lớn nhất vào Đài Loan trong năm 2023, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 40,567 triệu USD, cơ bản tương đương với năm 2022 khi chỉ giảm nhẹ 0,82% so với năm 2022,  chiếm 28,27% tổng thị phần nhập khẩu của Đài Loan trong năm 2023.

Cũng theo thống kê của phía Đài Loan, Italia do không chịu ảnh hưởng của lệnh chống bán phá giá nên tiếp tục giữ vị trí thứ 2, với tổng kim ngạch đạt 32,92 triệu USD, giảm 15, 8% so với năm 2022, chiếm 22,94% thị phần.

Ấn Độ với lợi thế về quy mô sản xuất và giá cả tiếp tục giữ vị trí thứ 3, với tổng kim ngạch đạt 29,18 triệu USD, giảm 17,88% so với năm 2022, chiếm 20,33% thị phần.

Tây Ban Nha tiếp tục giữ vị trí thứ 4, với tổng kim ngạch đạt 23,02 triệu USD, giảm 24,37% so với năm 2022, chiếm 16,04% thị phần.

Malaysia và Indonesia đã tụt xuống vị trí thứ 4 và thứ 6 với số thị phần chiếm được lần lượt là 4,45% và 2,8%.

Trong TOP 10 đối tác xuất khẩu mặt hàng này vào Đài Loan còn có: Nhật Bản, UAE và Thái Lan song với thị phần không lớn.

Như vậy có thể thấy, thuế chống bán phá giá của Đài Loan không ảnh hưởng nhiều tới các sản phẩm gạch men xuất xứ từ Việt Nam khi nhu cầu thị trường và lợi thế so sánh của Việt Nam tiếp tục được giữ vững trong nhóm hàng này. Tuy vậy, theo Hiệp hội Phát triển công nghiệp gạch men Đài Loan (đơn vị đại diện các nhà nhập khẩu), với thuế suất chung lên tới gần 20% mà Đài Loan đang áp cho Việt Nam, các nhà xuất khẩu mới (không có thuế suất riêng) sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi khai thác thị trường Đài Loan.

 

Hoa Kỳ ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam

Ngày 7 tháng 5 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm của Việt Nam.

1. Thông tin chung về vụ việc và nội dung kết luận sơ bộ

- Ngày 24 tháng 10 năm 2023, DOC khởi xướng điều tra vụ việc theo đề nghị của nguyên đơn: Liên minh nhôm, thép, giấy và lâm nghiệp, cao su, công nghiệp, năng lượng, liên đoàn công nghiệp và dịch vụ Hoa Kỳ. Thời kỳ điều tra bán phá giá: Từ ngày 01 tháng 4 đến ngày 30 tháng 9 năm 2023;

- Ngày 25 tháng 10 năm 2023, DOC đã ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị (Q&V Questionnaires) cho 13 doanh nghiệp bị nguyên đơn nêu tên mà có địa chỉ đầy đủ nhằm thu thập thông tin để lựa chọn bị đơn bắt buộc. Tuy nhiên, DOC chỉ nhận được phản hồi đúng hạn từ 7/13 doanh nghiệp bị nêu tên và 31 doanh nghiệp không bị nêu tên;

- DOC cho phép các doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ (thường được tính bằng bình quân gia quyền của bị đơn bắt buộc), trong đó công ty phải chứng minh không bị chính phủ kiểm soát cả về mặt pháp lý và thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu và đã nhận được 31 đơn;

- Ngày 12 tháng 12 năm 2023, DOC đã chọn 02 bị đơn bắt buộc trong vụ việc. Tuy nhiên, ngày 26 tháng 12 năm 2023, một bị đơn đã nộp đơn xin rút khỏi danh sách doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc do không sản xuất hoặc xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Hoa Kỳ trong thời kỳ điều tra;

- Ngày 19 tháng 4 năm 2024, nguyên đơn đã nộp đơn cáo buộc tình trạng khẩn cấp của vụ việc do lượng xuất khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn tháng 10 năm 2023 đến tháng 2 năm 2023 (sau khi Hoa Kỳ nhận đơn và khởi xướng vụ việc) tăng đột biến 36,07% so với giai đoạn 5 tháng trước đó (tháng 5 đến tháng 9 năm 2023). DOC dự kiến ban hành kết luận sơ bộ về khả năng tồn tại tình trạng khẩn cấp trong 30 ngày kể từ ngày cáo buộc (dự kiến ngày 20 tháng 5 năm 2024). Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, nếu DOC xác định có tồn tại tình trạng khẩn cấp, DOC được phép áp dụng các biện pháp hồi tố với các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến 90 ngày trước ngày áp thuế sơ bộ. Quy định này nhằm ngăn chặn việc hàng hóa bị điều tra xuất khẩu ồ ạt vào Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu của vụ việc, khi DOC chưa kịp áp dụng các biện pháp sơ bộ;

- Ngày 01 tháng 05 năm 2024, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ về phạm vi hàng hóa bị điều tra. DOC cũng cho phép các bên tiếp tục bình luận về phạm vi sản phẩm đến ngày 5 tháng 6 năm 2024;

- Ngày 7 tháng 5 năm 2024, DOC đăng công báo kết luận sơ bộ của vụ việc. Theo đó, DOC xác định biên độ phá giá cho bị đơn bắt buộc còn lại là 2,85%. 28 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện hưởng thuế suất riêng rẽ cũng chịu mức này. Các doanh nghiệp khác chịu mức toàn quốc bằng biên độ do nguyên đơn cáo buộc là 41,84%;

- Ngày 10 tháng 5 năm 2024, DOC đã thông báo cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) để đình chỉ thanh khoản và yêu cầu ký quỹ bằng mức biên độ phá giá đối với các lô hàng nhập khẩu từ ngày 7 tháng 5 năm 2024. Cụ thể như sau: (1) đối với tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 2,85%; (2) đối với tổ hợp của các nhà sản xuất/xuất khẩu Việt Nam không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ là 41,84%; và (3) đối với tất cả các nhà xuất khẩu của nước thứ ba không được liệt kê trong bảng trên, mức ký quỹ bằng biên độ áp dụng cho tổ hợp nhà sản xuất/nhà xuất khẩu Việt Nam được liệt kê trong bảng trên hoặc mức toàn quốc (tùy vào việc họ mua hàng của nhà sản xuất/nhà xuất khẩu nào của Việt Nam);

- Tiếp theo, DOC dự kiến sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với bị đơn bắt buộc và ban hành kết luận cuối cùng không muộn hơn 135 ngày sau ngày đăng công báo kết luận sơ bộ (dự kiến ngày 19 tháng 9 năm 2024).

2. Một số khuyến nghị ứng phó

(i) Đối với Hội Nhôm thanh định hình Việt Nam: Cập nhật thông tin đến các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm bị điều tra.

(ii) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan:

  - Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra CBPG của Hoa Kỳ; đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu;

- Hợp tác đầy đủ với DOC trong suốt quá trình diễn ra vụ việc. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Hoa Kỳ sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế CBPG cao nhất cho doanh nghiệp;

- Cân nhắc đề nghị rà soát hành chính hoặc rà soát nhà xuất khẩu mới (nếu thấy cần thiết);

  - Thường xuyên phối hợp, cập nhật thông tin cho Cục PVTM để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (Chuyên viên phụ trách: Bùi Anh Dũng, Điện thoại: 024.7303.7898,

Email: dungban@moit.gov.vnngocny@moit.gov.vn,

Website: http://trav.gov.vn/

TT TT CN &^ TN