số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 2,76 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 889,58 riệu USD, chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 đạt 450,59 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng 1/2023 nhưng giảm 19,8% so với tháng 2/2022

Xuất khẩu giày dép 2 tháng đầu năm 2023 giảm 16% kim ngạch

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu giày dép trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt trên 2,76 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Riêng tháng 2/2023 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,39 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng 1/2023 và tăng 3,6% so với tháng 2/2022.

Trong số rất nhiều thị trường xuất khẩu giày dép, thì Mỹ đạt kim ngạch lớn nhất 889,58 riệu USD, chiếm 32,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 2/2023 đạt 450,59 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng 1/2023 nhưng giảm 19,8% so với tháng 2/2022.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt trên 285,73 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 13,2%; Riêng tháng 2/2023 đạt 158,83 triệu USD, tăng 25,1% so với tháng 1/2023 và tăng mạnh 38,5% so với tháng 2/2022; Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch, đạt 198,15 triệu USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhận định về tình hình xuất khẩu năm 2023, Hiệp hội Da giầy – túi xách Việt Nam (Lefaso) cho rằng từ quý IV/2022 những ngành xuất khẩu, trong đó có da giầy, đều phải chịu tác động rất lớn của thị trường thế giới. Cụ thể, các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản đều suy giảm do tình hình lạm phát, sức tiêu dùng suy giảm và đặc biệt tồn kho khá lớn đối với mặt hàng thời trang. Chính những yếu tố này ảnh hưởng tới tình hình đơn hàng của ngành da giầy.

Dự kiến phải đến hết quý II/2023 tình hình mới có thể khả quan hơn. Điều này cũng tác động khá lớn tới đơn hàng cũng như lao động của ngành da giầy. Các doanh nghiệp cũng xác định đây là một trong những thách thức rất lớn đối với ngành. Vì thế, các giải pháp mà doanh nghiệp đang hướng tới là mở rộng tìm kiếm thêm các nguồn cung mới, các thị trường mới và cố gắng tận dụng tốt các thị trường có FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Hiện nay, sản phẩm giầy dép của Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc và cũng đã có một số thương hiệu “Made in Việt Nam” khá tốt. Việt Nam hiện được đánh giá là nước khá uy tín trong sản xuất các dòng sản phẩm da giầy, đặc biệt là giầy thể thao theo các nhãn hàng lớn. Do vậy Lefaso cũng hy vọng trong lượng tổng cầu suy giảm nhưng đơn hàng đối với Việt Nam sẽ vẫn được duy trì. Điều lo lắng với ngành da giầy hiện nay là sự khan hiếm cũng như khó khăn trong nhập khẩu nguyên phụ liệu. 

Xuất khẩu giày dép 2 tháng đầu năm 2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/3/2023 của TCHQ)

 ĐVT: USD

 

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản tăng liên tục trong 2 năm gần đây

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới, năm 2022, nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2021. Nhập khẩu tôm của Nhật Bản mặc dù không tăng mạnh nhưng ghi nhận tăng trưởng liên tục từ năm 2021.

Việt Nam là nguồn cung lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm thị phần 26%. Indonesia đứng thứ hai với 17%. Tiếp đó, Thái Lan và Ấn Độ lần lượt chiếm 16% và 14%. Năm 2022, NK tôm vào Nhật Bản từ Việt Nam tăng 11%, nhập khẩu từ Indonesia và Thái Lan đều tăng 10%, nhập khẩu từ Ấn Độ giảm 11% so với năm 2021.

Tháng 1/2023, NK tôm của Nhật Bản đạt 158 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. NK từ Ấn Độ tăng, NK từ Indonesia và Thái Lan giảm mạnh 21-26%.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/3/2023, XK tôm của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 74 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2022.

Mặc dù XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm nay chưa tăng, nhưng thị trường này vẫn được coi là điểm đến “an toàn” cho DN tôm trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh tại các thị trường phương Tây. Đồng yên ổn định và và khả năng kiểm soát lạm phát của Nhật Bản là những yếu tố tích cực cho XK tôm sang thị trường này. Nhật Bản cũng có nhu cầu cao với những sản phẩm chế biến sâu, chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp với năng lực sản xuất của các nhà chế biến Việt Nam.

 

Xuất khẩu thịt của Đức giảm 19% trong 5 năm qua

Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis), năm 2022 Đức đã xuất khẩu gần 2,9 triệu tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, chủ yếu sang các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), giảm 6,9% so với năm 2021. 

Trong 5 năm qua, xuất khẩu thịt đã giảm 19,3%. Năm 2017, Đức đã xuất khẩu gần 3,6 triệu tấn thịt.

Trong đó, xuất khẩu thịt lợn năm 2022 đạt 1,5 triệu tấn (chiếm 50,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thịt các loại), giảm 20,4% trong 5 năm qua. Xuất khẩu thịt bò giảm 11,4% xuống 254.000 tấn, nhưng xuất khẩu thịt gia cầm vẫn tương đối ổn định (giảm nhẹ 0,2%), đạt mức khoảng 481.500 tấn.

Việc hạn chế nhập khẩu thịt ở các nước như Trung Quốc có thể là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu thịt của Đức giảm. Năm 2017 có 9,7% trong tổng khối lượng thịt xuất khẩu của Đức sang thị trường Trung Quốc, thì con số này giảm chỉ còn 0,1% trong năm 2022.

Sự phát triển của xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt ở Đức. Nguồn: Destatis.

Nhập khẩu thịt giảm 16% trong 5 năm qua

Nhập khẩu thịt của Đức năm 2022 đạt 2 triệu tấn, chủ yếu từ các nước EU khác, giảm 4,5% so với năm 2021. Trong 5 năm qua, nhập khẩu thịt đã giảm 15,9%. Năm 2017, Đức nhập khẩu 2,4 triệu tấn thịt.

Llượng thịt lợn nhập khẩu cũng giảm rõ rệt: giảm gần một phần tư (giảm 23,4%) từ năm 2017 đến năm 2022. Năm 2022, khoảng 701.400 tấn thịt lợn được nhập khẩu. Nhập khẩu thịt bò giảm 12% xuống dưới 324.200 tấn và nhập khẩu gia cầm giảm mạnh hơn (-5,2%) xuống 657.600 tấn.

Giá thịt và các sản phẩm từ thịt đạt mức trên trung bình

Giống như nhiều loại thực phẩm khác, giá thịt cũng tăng trên mức trung bình trong năm ngoái. Trong năm 2022, giá thịt và các sản phẩm từ thịt của Đức đã tăng 14,5% so với năm 2021. Thịt gia cầm đắt nhất (tăng 22,9%), tiếp theo là thịt bò (tăng 19,2%) và thịt lợn (tăng 16,7%). 

 

Nhập khẩu thủy sản vào Mỹ phải tuân thủ luật thủy sản của CBP và FDA

Hầu hết thủy hải sản tiêu dùng ở Mỹ đều được nhập khẩu. Điều này gây ra rủi ro sức khỏe nếu thủy sản nhập khẩu không được kiểm tra chặt chẽ. Do đó, thủy sản được chính phủ liên bang quản lý chặt chẽ hơn, đặc biệt là bởi Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA). Về mặt pháp lý, tất cả thủy sản nhập khẩu đều được giám sát theo Đạo luật hiện đại hóa và an toàn thực phẩm (FSMA), Đạo luật chuẩn bị và ứng phó với khủng bố sinh học và an ninh y tế công cộng năm 2002 (Đạo luật khủng bố sinh học), Đạo luật Lacey và chứng nhận HACCP.

Trong những năm gần đây, CBP và FDA đã chú trọng nhiều hơn đến việc đảm bảo thủy sản được đưa vào Mỹ bằng cách tuân thủ tất cả các luật hiện hành. Năm 2022, FDA đã kiểm tra và đưa ra cảnh báo đối với thủy sản nhập khẩu, CBP đã ban hành lệnh giữ lại thông quan lần đầu tiên đối với các lô hàng thủy sản, số lượng các cuộc điều tra, phạt tiền và thu giữ các sản phẩm hải sản liên quan đến đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tăng đáng kể. 

Tất cả thực phẩm nhập khẩu phải được khai báo với cả CBP và FDA trước khi đến Mỹ. Dữ liệu trong các tờ khai bắt buộc đó được sàng lọc bằng điện tử và sau đó, tùy thuộc vào các yếu tố như mô tả sản phẩm, nước xuất xứ, tên nhà cung cấp, mã số phân loại thuế quan, v.v., lô hàng được chọn để kiểm tra thực tế. Có ba lý do chính để CBP và FDA lựa chọn, tạm giữ và từ chối thủy sản nhập khẩu. Lý do đầu tiên là nhà cung cấp nước ngoài nằm trong danh sách cảnh báo nhập khẩu của FDA. Nguyên nhân thứ 2 hàng hóa bị kiểm tra là do thủy sản nhập khẩu bị nghi ngờ là sản phẩm do lao động cưỡng bức sản xuất.  

Lý do thứ 3 khiến hàng hóa bị kiểm tra là do bị nghi ngờ sản phẩm là từ đánh bắt IUU. Cơ quan Nghề cá của NOAA, hợp tác với các cơ quan liên bang khác sẽ chịu trách nhiệm thực thi các quy định của Mỹ về chống đánh bắt IUU. 

Khai thác IUU thường liên quan đến lao động cưỡng bức và các hoạt động đánh bắt gây hại cho hệ sinh thái đại dương. Khai thác IUU đe dọa sự ổn định của nghề cá biển, giảm an ninh lương thực của các cộng đồng ven biển và làm tăng nguy cơ đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng và được bảo vệ. Trên toàn thế giới, đánh bắt IUU chiếm khoảng 20% sản lượng đánh bắt toàn cầu. Ở một số quốc gia, Cơ quan Thủy sản NOAA ước tính con số đó là gần 50%.

Các nhà cung cấp thủy sản nước ngoài, các công ty vận tải quốc tế và các nhà nhập khẩu thủy sản của Mỹ có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu về cách ngăn chặn các vấn đề với cơ quan thực thi pháp luật liên bang và cách ứng phó với mọi trường hợp tạm giữ hải sản nhập khẩu, từ chối nhập cảnh hoặc tịch thu, phạt hoặc điều tra của cùng các cơ quan thực thi pháp luật liên bang đó.

Dưới đây là năm bước mà các công ty có thể thực hiện để đảm bảo họ tuân thủ luật pháp Mỹ:

Kiểm tra Danh sách Tàu đánh cá IUU của NOAA;

Kiểm tra Danh sách các nhà nhập khẩu tuân thủ SIMP của NOAA;

Kiểm tra Danh sách phát hiện và lệnh giữ lại hay được phép thông quan của CBP;

Kiểm tra trang web của OFAC để biết những cá nhân/công ty bị xử phạt;

Kiểm tra Danh sách Cảnh báo Nhập khẩu của FDA. TT TT CN & TM