Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm % so với tháng 12/2022, đạt gần 42,87 triệu USD và giảm mạnh 52,4% so với tháng 1/2022.

Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam, chiếm 51,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 22,23 triệu USD, giảm 24,7% so với tháng 12/2022 và giảm 49,9% so với tháng 1/2022.

Nhập khẩu thuốc trừ sâu tháng 1/2023 sụt giảm mạnh

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu về Việt Nam trong tháng 1/2023 giảm % so với tháng 12/2022, đạt gần 42,87 triệu USD và giảm mạnh 52,4% so với tháng 1/2022.

Trung Quốc là thị trường chủ yếu cung cấp thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam, chiếm 51,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 22,23 triệu USD, giảm 24,7% so với tháng 12/2022 và giảm 49,9% so với tháng 1/2022..

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thị trường Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 tăng 17,3% so với tháng 12/2022, nhưng giảm mạnh 64,4% so với tháng 1/2022, đạt 6,17 triệu USD, chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu từ thị trường Singapore tháng 1/2023 tăng nhẹ 0,1% so với tháng 12/2022 nhưng giảm 15,9% so với cùng tháng năm 2022, đạt 2,93 triệu USD.

Nhìn chung, trong tháng 1/2023, Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ đa số thị trường sụt giảm mạnh về kim ngạch so với tháng 1/2022.

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD 

 

 

Xuất khẩu thủy sản tháng 2/2023 tăng 4%

Sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 1 vì tháng đó có kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, bước sang nửa đầu tháng 2/2023, XK thủy sản tăng 42% so với cùng kỳ. Ước tính tổng giá trị XK thủy sản trong tháng 2 đạt khoảng 662 triệu USD, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Xu hướng XK trong tháng 2/2023 có dấu hiệu khả quan hơn so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ với mức tăng khiêm tốn 4% chưa phản ánh xu hướng hồi phục vì năm 2022, Tết Nguyên đán diễn ra vào đầu tháng 2.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, XK thủy sản đạt trên 1,1 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó cá tra vẫn giảm sâu 38% đạt 240 triệu USD, tôm giảm 37% đạt 350 triệu USD, cá ngừ giảm 27% đạt 113 triệu USD. XK mực, bạch tuộc và các loại cá biển có xu hướng tích cực hơn với tăng trưởng 6% mỗi loại, đạt lần lượt 103 triệu USD và 273 triệu USD.

Sau khi mở cửa, XK sang Trung Quốc bắt đầu có tín hiệu tích cực. Trong tháng 2, giá trị XK thủy sản sang thị trường này tăng 33% lên 122 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm, XK sang Trung Quốc đạt 158 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ.

Thị trường Mỹ và EU vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục trong tháng 2, nên XK vẫn giảm lần lượt 35% và 8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến cuối tháng 2/2023, XK thủy sản sang Mỹ đạt 164 triệu USD, giảm 53%, sang EU giảm 32% đạt 123 triệu USD.

XK thủy sản sang Hàn Quốc, các nước CPTPP và một số thị trường khác cũng có xu hướng khả quan hơn. Riêng Hàn Quốc tăng 26% NK thủy sản Việt Nam trong tháng 2, khối CPTPP tăng 14%. Tuy nhiên, do giảm mạnh trong tháng 1 nên kết quả 2 tháng đầu năm sang các thị trường này vẫn bị thấp hơn so với cùng kỳ.

Nhu cầu của các thị trường đang có xu hướng dần hồi phục, nhất là thị trường Trung Quốc và nhiều thị trường nhỏ khác. Nguồn nguyên liệu thủy sản (tôm, cá tra) cũng sẽ tăng trong tháng tiếp theo, do vậy XK trong tháng 3 và tháng 4 sẽ tăng dần trở lại so với những tháng đầu năm.

Xuất khẩu thủy sản, 2 tháng đầu năm 2023 (triệu USD)

Sản phẩm

T2/2023 (ước)

Tăng, giảm (%)

T1-T2/2023 (ước

Tăng, giảm (%)

Tôm các loại

208,703

-15%

350,130

-37%

Cá tra

156,157

-9%

239,807

-38%

Cá ngừ

62,466

-7%

112,832

-27%

Cá các loại khác

157,736

59%

273,192

6%

Mực, bạch tuộc

60,290

76%

103,106

6%

Nhuyễn thể có vỏ

9,728

30%

18,375

-5%

Nhuyễn thể khác

1,173

23%

1,261

18%

Cua ghẹ và giáp xác khác

6,516

-41%

19,713

-42%

Tổng

662,770

4%

1.118,417

-26%

 

 

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giảm hơn 80%

Xuất khẩu (XK) cá tra sang tất cả các thị trường chính đều giảm 2 con số, trong đó, riêng thị trường Mỹ giảm sâu nhất, với mức giảm 81% so với tháng 1/2022.

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, trong tháng 1/2023, XK cá tra tiếp tục giảm sâu 61% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 44% so với tháng trước, chỉ đạt 83,6 triệu USD.

Đáng chú ý, kim ngạch XK sang tất cả các thị trường chính đều giảm 2 con số. Trong đó, riêng thị trường Mỹ giảm sâu nhất, với mức giảm 81% so với tháng 1/2022.

Tất cả các thông số chính của XK cá tra sang Mỹ trong tháng qua đều ở mức âm sâu. Khối lượng XK giảm 76% so với cùng kỳ năm trước và giảm 44% so với tháng trước. Giá trị XK sang Mỹ trong tháng 1/2023 chỉ đạt 9,84 triệu USD, giảm 40% so với tháng 12/2022. Giá trung bình XK cá tra sang thị trường này chỉ đạt 2,97 USD/kg, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022 và tương đương với giá xuất của tháng 12/2022.

Sụt giảm sâu và liên tục, Mỹ rơi xuống là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 3 sau Trung Quốc và EU. Tại Mỹ, lạm phát thủy sản vẫn thấp hơn so với nhiều sản phẩm khác, nhưng giá tăng tiếp tục ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Mặc dù giá thủy sản tại Mỹ tăng có thể không nghiêm trọng như các mặt hàng khác, nhưng vẫn ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng. Thực phẩm tươi sống, thịt và thủy sản mặc dù lạm phát ở mức dưới trung bình trong năm qua nhưng vẫn là một trong những mặt hàng được người tiêu dùng nhắc đến nhiều nhất khi nhắc đến tăng giá thực phẩm.

Ngày càng có nhiều người Mỹ chuẩn bị bữa ăn tại nhà để tiết kiệm, do vậy một số nhà bán lẻ đang quảng cáo các bữa ăn thủy sản với giá hợp túi tiền. Một số siêu thị đã tăng thêm các lựa chọn hải sản đông lạnh và hải sản bảo quản lâu trong bối cảnh lạm phát

Kỳ vọng là cá tra sẽ có cơ hội trước những điều chỉnh nhu cầu ở thị trường Mỹ cũng như những tín hiệu lạc quan hơn về tình hình lạm phát. 

 

Xuất khẩu rau quả sang các thị trường tháng 1/2023 giảm 17,5%

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2023, xuất khẩu hàng rau quả đạt 242,03 triệu USD, giảm 22,6% so với tháng 12/2022 và giảm 17,5% so với tháng 1/2022. 

Trung Quốc vẫn là thị trường chính của rau quả Việt Nam xuất khẩu, chiếm 57,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau qua của cả nước, đạt 139,07 triệu USD, giảm12,8% so với tháng 12/2022 và giảm 6,6% so với tháng 1/2022.

Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 12,26 triệu USD, giảm 21,2% so với tháng 12/2022 và giảm 45% so với tháng 1/2022, chiếm 5%; Nhật Bản đạt 11,02 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng 12/2022 và giảm 6,8% so với tháng 1/2022, chiếm 4,6%; Hàn Quốc đạt 10,06 triệu USD, giảm 39,7% so với tháng 12/2022 và giảm 17,6% so với tháng 1/2022, chiếm 4,2%...

Nửa đầu tháng 2 (1-15/2/2023), kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 164,3 triệu USD, nâng tổng kim ngạch tính từ đầu năm 2023 đến 15/2/2023 lên 405,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng 10,5% (tương đương tăng hơn 38 triệu USD). Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh xuất khẩu cả nước giảm tốc trong hơn 1 tháng qua của năm 2023. Sự khởi đầu ấn tượng là tiền đề tích cực để ngành hàng nông sản quan trọng này hướng đến mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD trong năm 2023.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự báo, năm 2023 tăng trưởng xuất khẩu ngành hàng rau quả có thể lên đến 20% và đạt kim ngạch 4 tỷ USD. Dự báo nêu trên hoàn toàn có sở khi thị trường tiêu thụ lớn nhất của mặt hàng rau quả là Trung Quốc đã có mở cửa toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu trên tuyến biên giới phía Bắc từ đầu năm 2023, sau thời gian dài tạm dừng hoặc hoạt động nhỏ giọt để phòng, chống dịch Covid-19. Đơn cử như tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai), từ đầu năm đến 15/2, đã có hàng chục nghìn tấn hàng nông sản xuất khẩu, tổng kim ngạch đạt hơn 40,2 triệu USD. Hàng nông sản xuất khẩu làm thủ tục tại đây khá đa dạng, trong đó 4 nhóm hàng có lượng xuất khẩu đạt từ 10.000 tấn/nhóm trở lên gồm: sắt lát khô, dưa hấu, thanh long, chuối.

Xuất khẩu rau quả tháng 1/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD 

 TT TT Cn & TM