nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, thì nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 10/2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 10 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 544,97 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,21 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng, nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 10/2022

Trong khi nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, thì nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 10/2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 10 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 544,97 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 1,21 tỷ USD, giảm 11,9% về lượng, nhưng tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 33 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, với 13,07 nghìn tấn, trị giá 41,81 triệu USD, tăng 114,1% về lượng và tăng 208,9% về trị giá so với tháng 10/2021, chiếm 20,4% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng. Giá nhập khẩu bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt từ Ấn Độ về Việt Nam ở mức 3.199 USD/tấn, tăng 44,3% so với tháng 10/2021.

Tính chung 10 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ 130,12 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 418,63 triệu USD, tăng 51,1% về lượng và tăng 51,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm từ thịt dự kiến sẽ tăng do nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao. Tuy nhiên, do nguồn cung thịt của Việt Nam khá dồi dào, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên dự báo nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới.

Trong tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu vẫn là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của heo, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…

Trong đó, nhập khẩu thịt heo và thịt gia cầm tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm 2021; Trong khi nhập khẩu thịt trâu và thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu thịt heo của Việt Nam tiếp tục giảm trong tháng 10/2022.

Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2022, Việt Nam nhập khẩu 11,87 nghìn tấn thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 26,02 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 22,4% về trị giá so với tháng 10/2021; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.192 USD/tấn, giảm 17,8% so với tháng 10/2021.

Lũy kế 10 tháng năm 2022, nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 88,82 nghìn tấn, trị giá 189,02 triệu USD, giảm 34,4% về lượng và giảm 39,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 10 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 30 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ: Brazil chiếm 37,3%; Nga chiếm 24,9%; Đức chiếm 12,8%; Canada chiếm 8%; Hà Lan chiếm 4,7% trong tổng lượng thịt heo nhập khẩu của cả nước. Trừ Brazil, lượng thịt heo nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.

 

Tôm Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Hàn Quốc

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/11/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt gần 422 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.

Tôm Việt Nam vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Hàn Quốc

XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc tăng trưởng khá tốt từ đầu năm với các mức tăng trưởng dương liên tục từ tháng 1 đến tháng 9, giá trị XK trong tháng 10 giảm nhẹ 1% trong bối cảnh DN phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như lạm phát toàn cầu tăng cao, đơn hàng giảm, thiếu vốn sản xuất...

XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc trong năm 2022 có phần sôi động hơn so với năm 2021 nhờ lợi thế khoảng cách gần. Cũng giống như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường được DN ưu tiên XK trong bối cảnh cước vận tải tăng cao, lạm phát tăng kỷ lục và nhu cầu giảm tại các thị trường Mỹ, EU.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam XK sang Hàn Quốc được hưởng ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với hạn ngạch miễn thuế đạt 15 nghìn tấn mỗi năm.

Nhập khẩu tôm của Hàn Quốc, T1-T10/2022 (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC)

Nguồn cung

T1-T10/2021

T1-T10/2022

Tăng, giảm (%)

Tổng NK

688.983

819.396

18,9

Việt Nam

295.492

368.866

24,8

Canada

81.765

102.799

25,7

Trung Quốc

54.835

65.062

18,7

Thái Lan

81.921

63.735

-22,2

Ecuador

62.672

52.490

-16,2

Malaysia

32.001

34.577

8,0

Ấn Độ

11.164

18.171

62,8

Peru

20.200

52.380

159,3

 

Theo Trung tâm Thương mại Thế giới ( ITC), 10 tháng đầu năm 2022, NK tôm của Hàn Quốc đạt hơn 819 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ 2021. Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam chiếm thị phần cao nhất 45% trong khi các nguồn cung đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador lần lượt chiếm thị phần 7,9%; 7,7% và 6,4% trong tổng giá trị NK tôm của Hàn Quốc.

Tính tới tháng 10 năm nay, Việt Nam và Trung Quốc tăng XK tôm sang Hàn Quốc lần lượt 25% và 19% trong khi hai đối thủ chính của tôm Việt Nam là Thái Lan và Ecuador giảm XK tôm sang thị trường này lần lượt 22% và 16% so với cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất tôm Thái Lan năm nay gặp khó. Hơn nữa, giá tôm Thái Lan trên thị trường Hàn Quốc kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Ecuador chỉ tập trung xuất mạnh sang Trung Quốc, Mỹ chưa đầu tư nhiều cho XK sang Hàn Quốc.

Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian tới dự báo tốt hơn do căng thẳng địa chính trị giảm bớt và việc Trung Quốc nới lỏng chính sách zero-covid. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số một của Hàn Quốc. Quan hệ thương mại giữa 2 nước đang trên đà phát triển cùng với các Hiệp định Thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 2 nước. Nên đây cũng là tín hiệu tốt để Việt Nam tăng XK tôm sang thị trường này.