Ninh Thuận khơi dậy tiềm năng, bứt phá phát triển

GDP bình quân đầu người đạt 2.577 USD/người, gấp 1,75 lần so với năm 2015; Trong đó tỷ trọng GRDP nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng cao từ 19,5% năm 2016 lên 29,8% vào năm 2020

GDP bình quân đầu người đạt 2.577 USD/người, gấp 1,75 lần so với năm 2015; Trong đó tỷ trọng GRDP nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng cao từ 19,5% năm 2016 lên 29,8% vào năm 2020

Ninh Thuận là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm kinh tế Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung bộ; là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế có thể khai thác, thu hút đầu tư. Lợi thế so sánh, quyết sách đúng đắn trong hoạch định và thực thi chiến lược phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng sẵn có, Ninh Thuận đang vươn lên trở thành Trung tâm năng lượng của cả nước, phát triển kinh tế biển,…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lầ thứ XIII, trong giai đoạn 2016 – 2020 mặc dù tình hình kinh tế - chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã nỗ lực phấn đấu vượt qua được khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế. Ninh Thuận duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 9,6%/năm, cao hơn nhiều mức bình quân của cả nước (khoảng 5,82%), năm 2020  xếp thứ 4/63 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, trong đó nổi bật là du lịch và năng lượng tái tạo; quy mô kinh tế được mở rộng, tăng 1,58 lần so với năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 2.577 USD/người, gấp 1,75 lần so với năm 2015; Trong đó tỷ trọng GRDP nhóm ngành công nghiệp-xây dựng tăng cao từ 19,5% năm 2016 lên 29,8% vào năm 2020.

Điểm nổi bật của ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2016-2020, phát huy lợi thế cạnh tranh về năng lượng tái tạo, thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành năng lượng để trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế-xã hội; thu hút 59 dự án[1] với tổng vốn đăng ký đầu tư 101.022 tỷ đồng; Đến cuối năm 2020, nhiều dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, với 42 dự án[2] tổng quy mô công suất 2.745 MW, tổng sản lượng điện phát trên 4.500 triệu kWh, tăng hơn 3,7 lần so với năm 2015; tổng thu ngân sách các dự án năng lượng chiếm 10,2% tổng nguồn thu toàn tỉnh; Giá trị gia tăng ngành sản xuất và phân phối điện tăng hơn 15 lần năm 2015, chiếm 15,4% trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh, đã đóng góp GRDP ngành công nghiệp bình quân tăng rất cao 22,5%/năm; riêng năm 2020 tăng 61,8% so với năm 2019; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 40,3%. Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên chủ động đề xuất và được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép tư nhân tham gia triển khai đầu tư dự án trạm biến áp 500kV Thuận Nam kết hợp dự án điện mặt trời 450MW tại xã Phước Dinh.

Một số dự án công nghiệp chế biến được quan tâm mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; một số dự án đã hoàn thành đưa vào sản xuất, hình thành một số sản phẩm chủ lực có quy mô công suất lớn, tăng giá trị công nghiệp chế biến và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh như: Nhà máy Bia Sài Gòn, Dệt may Quảng Phú, Tôm đông lạnh, chế biến nhân điều, sản xuất xi măng Luks, sản xuất nước yến, chế biến muối,...giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến năm 2020 tăng 1,26 lần so với năm 2015.

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển công nghiệp ngày càng chú trọng; đã hình thành và quy hoạch 4 Khu công nghiệp (KCN) và 5 Cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích trên 1.870 ha, trong đó có 2 KCN và 1 CCN đã đi vào hoạt động, thu hút được 39 dự án[3] đầu tư vào sản xuất-kinh doanh, các doanh nghiệp trong các KCN, CCN tạo việc làm ổn định trên 3.500 lao động với thu nhập bình quân trong khoảng 4,5-5 triệu đồng/người/tháng. Cảng biển nước sâu Cà Ná được đánh giá sâu kỹ hơn, bước đầu phát huy hiệu quả, tạo ra bước phát triển mới, thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tăng trưởng bình quân (%)

GRDP Công nghiệp

Tỷ đồng

1.238,9

1.333,5

1.464,1

2.131,9

3.449,9

22,5

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp

%

103,9

105,8

109,7

143,6

140,27

 

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

80,2

75,5

85,0

100,0

90,0

8,4

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

22,5

27,5

237,2

520,0

538,2

73,8

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Tỷ đồng

15.504,9

17.566,8

20.224,8

22.797,1

23.891,6

11,5

            Về thương mại, dịch vụ, thời gian qua đã có bước phát triển nhanh, kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, tăng trưởng bình quân 6,8%/năm,  góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển mạnh với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, chất lượng các dịch vụ được nâng lên, hàng hóa cung ứng trên thị trường đa dạng và phong phú, mạng lưới phân phối được mở rộng và phủ khắp đến các vùng nông thôn giữ vững cân đối cung cầu; cơ sở hạ tầng thương mại như các Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... được hình thành và ngày càng được hoàn thiện, đến năm 2020, toàn tỉnh có 101 chợ, hình thành và phát triển 7 siêu thị, 01 Trung tâm thương mại góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 tăng hơn 1,7 lần năm 2015. Lưu thông hàng hóa giữa các vùng được thông suốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng nông thôn, miền núi; các loại hình kinh doanh dịch vụ mới như Siêu thị, cửa hàng tiện lơị hình thành góp phần tạo bộ mặt đô thị văn minh, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu cả giai đoạn tăng trưởng bình quân 8,4%/năm; năm 2020 đạt 90 triệu USD tăng 1,58 lần năm 2015. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh tiếp tục trụ vững tại các thị trường trọng điểm, đặc biệt mặt hàng tôm đông lạnh được thâm nhập phát triển vào thị trường EU (trọng điểm là Đức), Mỹ và Nhật, góp phần đưa hoạt động xuất khẩu ổn định, phát triển theo tiềm năng thế mạnh của tỉnh về kinh tế biển.

Những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng để Ninh Thuận phát triển trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Ninh Thuận đề ra mục tiêu phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của cả nước; tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển năng lượng tạo ra động lực phát triển, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng chú trọng các ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, sản xuất sạch, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng gắn với chuỗi giá trị trong nông nghiệp; bảo đảm phát triển công nghiệp theo hướng nhanh, bền vững. Theo đó, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày, cơ khí, điện tử. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thu hút các dự án công nghiệp mới, công nghệ cao, quy mô lớn hiện đại, công nghiệp sạch, thân thiện môi trường để đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời, tập trung hoàn thành đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, thành lập mới và đầu tư đồng bộ, thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp.

Các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năm 2025:

+ Các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ sản xuất tua bin, thân, cánh, trụ quạt gió, sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (công đoạn lắp ráp thành tấm năng lượng thành phẩm); Nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện sử dụng năng lượng mặt trời; Dự án đầu tư sản xuất phụ tùng và các bộ phận phụ trợ cho công nghiệp xe hơi, động cơ; Nhà máy sửa chữa, đóng tàu; Dự án đầu tư sản xuất linh kiện điện tử, điện tử dân dụng.

+ Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, da giày,…

+ Hoàn thành Dự án thủy điện tích năng Bác Ái vào năm 2026; triển khai đầu tư và phấn đấu hoàn thành từng phần Trung tâm điện lực Cà Ná (giai đoạn 1_1.500 MW); phát triển dự án thủy điện tích năng Ninh Sơn, Phước Hòa, phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời theo quy hoạch, từng bước kêu gọi đầu tư dự án điện gió ven biển, điện gió ngoài khơi của tỉnh.

Đối với thương mại, dịch vụ: Ninh Thuận phát triển dịch vụ vận tải biển gắn với cảng hàng hóa Ninh Chữ, Cà Ná và bến du lịch, tiến tới hình thành và phát triển dịch vụ logistic để phát huy tốt nhất lợi thế kinh tế biển; Phát triển mạnh các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản; phát triển các dự án du lịch có quy mô lớn, đẳng cấp cao, loại hình độc đáo có chất lượng dịch vụ tốt, có tính cạnh tranh cao; phát triển thương mại phù hợp với thị trường cả nước, tạo kết nối giữa các ngành trong thực hiện các chuỗi giá trị; đầu tư và phát huy hiệu quả các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ; chú trọng phát triển hệ thống thương mại nông thôn, miền núi; phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử; tiếp tục thực hiện tốt chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Bước vào thời kỳ phát triển mới với tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp đan xen cơ hội và thách thức; Ninh Thuận tiếp tục phát huy tiề năng lợi thế đạt được, đúng đắn trong việc thu hút đầu tư, tạo cơ chế chính sách ưu đãi nằm trong khung cao nhất cả nước nhằm thu hút đầu tư phát triển các dự án nghìn tỷ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ninh Thuận đã trở thành một hiện tượng mới trong bức tranh phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, một điểm đến du lịch đẳng cấp và là một địa phương có nền kinh tế biển phát triển.

 Văn Phòng Sở



[1] điện mặt trời 37 dự án đăng ký, 68.688 tỷ đồng; điện gió 15 dự án, tổng vốn 28.001 tỷ đồng; thủy điện 7 dự án, tổng vốn đăng ký 4.133,3 tỷ đồng.

[2] 32 dự án điện mặt trời được vận hành, tổng công suất 2.223 MW; 03 dự án điện gió với tổng công suất 229 MW; 07 dự án thủy điện tổng công suất 293 MW.

 

[3] KCN Thành Hải , KCN Phước Nam: 27 dự án; CCN Tháp Chàm 12 dự án