Sản xuất kinh doanh 21/4/2017
Tại thị trường cá ngừ đóng hộp Nhật Bản, các sản phẩm cá ngừ vây vàng có giá trị cao vẫn là sản phẩm được ưa thích được bởi các nhà máy đóng hộp địa phương. NK cá ngừ đóng hộp chủ yếu các sản phẩm cá ngừ vằn.
Tại thị trường cá ngừ đóng hộp Nhật Bản, các sản phẩm cá ngừ vây vàng có giá trị cao vẫn là sản phẩm được ưa thích được bởi các nhà máy đóng hộp địa phương. NK cá ngừ đóng hộp chủ yếu các sản phẩm cá ngừ vằn.
Thị trường lúa gạo châu Á tuần qua: Giá tăng ở Ấn Độ, ổn định ở Việt Nam
Giá gạo xuất khẩu tuần này tăng ở Ấn Độ, trong khi ở Việt Nam ổn định trong bối cảnh nhu cầu yếu và giao dịch chậm.
Gạo 5% tấm của Ấn Độ giá tăng 7 USD/tấn so với một tuần trước, lên 382-387 USD/tấn, do đồng rupee tăng giá buộc các nhà xuất khẩu phải nâng giá lên mặc dù nhu cầu yếu.
“Nhu cầu xuất khẩu rất thấp, nhưng chúng tôi phải tăng giá bán để bù lại những ảnh hưởng do rupee mạnh”, Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu ở Kakinada thuộc bang miền nam Ấn Độ Andhra Pradesh cho biết.
Rupee tăng giá 5,6% từ đầu năm tới nay, và hiện cao nhất trong gần 20 tháng. Đồng rupee mạnh lên làm giảm lợi nhuận của các nhà xuất khẩu nước này.
“Trên thị trường trong nước, cung lúa vụ Hè đang giảm. Trong vài tuần tới, vụ Đông sẽ bắt đầu cho thu hoạch và khi đó khả năng giá gạo trong nước sẽ giảm xuống”, Reuters dẫn lời một thương gia ở Mumbai cho biết.
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chủ yếu xuất khẩu loại phi – basmati sang các nước châu Phi và gạo basmati chất lượng cao sang Trung Đông. Sản lượng gạo nước này niên vụ 2016/17 dự báo tăng 4,3% lên kỷ lục cao 108,86 triệu tấn.
Gạo 5% tấm của Thái Lan giá hiện khoảng 350 – 365 USD/tấn, FOB Bangkok. Thị trường Thái Lan nghỉ giao dịch ngày 14/4 nhân dịp Tết truyền thống.
Trong khi đó tại Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, thị trường trầm lắng do nhu cầu yếu và giá khá cao trong bối cảnh lo ngại mưa sẽ ảnh hưởng tới chất lượng.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này gần như không thay đổi ở mức 350-355 USD/tấn, FOB Sài Gòn, gần bằng giá gạo Thái Lan.
“Mưa trái mùa ở một số khu vực đang thu hoạch đã ảnh hưởng tới chất lượng, nhưng không quá nghiêm trọng”, Reuters dẫn lời một thương gia ở TP HCM cho biết.
Do ảnh hưởng mưa đầu mùa, nhiều diện tích lúa đông xuân tại Đồng Tháp đến ngày thu hoạch bị đổ ngã, thương lái bỏ cọc không thu mua, giá liên tục giảm.
Thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của các trận mưa đầu mùa dẫn đến tình trạng nhiều diện tích lúa đông xuân (ĐX) 2016 - 2017 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến ngày thu hoạch bị đổ ngã, thương lái bỏ cọc không thu mua, giá bán liên tục giảm, khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có hơn 183 ngàn ha diện tích lúa ĐX 2016 - 2017 đang thu hoạch, đạt 88,8% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 5,65 tấn/ha. Các diện tích lúa ĐX còn lại ở giai đoạn trỗ chín hơn 23 ngàn ha. (baodongthap.com.vn)
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong quý I ước tính giảm 23,9% so với cùng quý năm ngoái, xuống 1,19 triệu tấn, sau khi đã giảm 26,5% trong năm 2016 do sản lượng giảm bởi biến đổi khí hậu.
Bộ NN&PTNT cho biết, dù xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2017 có giảm, nhưng riêng thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn tăng mạnh. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 1,28 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch gần 570 triệu USD, giảm 18% về lượng và giảm 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong tháng hai đầu năm, với khoảng 36% thị phần. Thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam là Philippines (chiếm gần 25% thị phần) cũng tăng khá mạnh, đạt trên 206 triệu tấn, kim ngạch gần 80 triệu USD.
Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, một số thị trường truyền thống xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh như: Gana, Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia…
Hiện gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm có giá 350- 355 USD/tấn (giá FOB, cảng Sài Gòn), giảm khoảng 5 USD/tấn so với tuần trước. Giá gạo xuất khẩu giảm là do nguồn cung lúa Đông Xuân tăng.-Reuters
Một số thông tin liên quan
Ngành trồng lúa Italia phản đối gạo châu Á
Các nhà sản xuất gạo Italia đã lên tiếng báo đọng về sự cạnh tranh từ châu Á, cho rằng ngành lúa gạo nước này đang rơi vào khủng hoảng và người tiêu dùng nhiều khi vô tình mua phải những loại gạo bị nhiễm thuốc trừ sâu và có thể được thu hoạch bởi trẻ em.
Hiệp hội nông dân Italia, Coldiretti cho biết gạo nhập khẩu từ châu Á đang tác động tới giá gạo trong nước, và những quy định lỏng lẻo về nhãn mác khiến cho nhiều gia đình không thể theo dõi nguồn gốc của các sản phẩm bán trong siêu thị.
“Trong năm qua, giá gạo bán trê thị trường đã giảm một nửa, và khối lượng nhập khẩu từ Đông Nam Á tăng gấp 4 lần”, giám đốc của Coldiretti, ông Roberto Moncalvo cho biết khi tham gia cùng những người phản đối gạo nhập khẩu đứng trước cổng Bộ Nông nghiệp ở Rome.- AFP
Nhập khẩu gạo Indonesia năm 2017 dự báo giảm một nửa
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo nhập khẩu gạo Việt Nam từ các xuất xứ khác trên thế giới trong năm 2017 sẽ giảm một nửa xuống 500.000 tấn.
Indonessia, nước đông dân thứ 4 trên thế giới và là khách hàng lớn của gạo Việt Nam, từ đầu năm tới nay chưa quay trở lại Việt Nam để mua gạo.
Indonesia năm nằm trong top 10 nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam giai đoạn 2010-2016, với khối lượng nhập năm 2011 gần đạt 1,9 triệu tấn, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Việt Nam.
Nhưng lượng nhập khẩu sau đó giảm dần và Việt Nam chưa nhận được đơn hàng nào từ quốc gia này trong 3 tháng đầu năm nay.
Sản lượng gạo Indonesia năm 2017 dự báo sẽ tăng 2,6% lên 37,15 triệu tấn “do diện tích lúa tăng”, báo cáo của tùy viên USDA ở Indonesia công bố ngày 30/3 cho biết.
Diện tích lúa Indonesia năm nay dự kiến tăng lên 12,24 triệu ha, cao hơn 1,2% so với năm 2016. Sau khi bị El Nino năm 2016, thời tiết ở Indonesia từ đầu năm tới nay rất tốt.
Sử dụng những giống lúa chất lượng cao, sản lượng của Indonesia năm tới dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 37,4 triệu tấn, nhờ đó lượng nhập khẩu năm 2018 cũng sẽ không thay đổi so với năm nay. -Retailnews.asia
Công ty Nhật mở chuỗi cửa hàng bán gạo ở Trung Quốc
Tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu bán gạo trực tiếp ở Trung Quốc từ tài khóa này, với mục tiêu giảm bớt khâu trung gian để bán gạo trực tiếp cho tầng lớp trung lưu ở thị trường Trung Quốc, với chiến lược hạ giá thành sản phẩm để chinh phục thị trường tiềm năng.
Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia, Zen-Noh, ban đầu sẽ mở cửa hàng ở một thành phố của Trung Quốc để bán các sả phẩm như gạo xay, gạo hữu cơ… sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều điểm bán hàng ở những địa phương khác. Đơn vị này đang đàm phán thành lập liên doanh với một công ty Nhật để thực hiện mục tiêu này. Zen-Noh là nhà xuất khẩu gạo duy nhất của Nhật Bản sang Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc tiêu thụ gạo gấp 20 lần Nhật Bản và nhập khẩu 5 triệu tấn mỗi năm, chủ yếu từ các nước Thái Lan và Việt Nam. Nhật Bản chỉ xuất khẩu 375 tấn gạo sang Trung Quốc trong năm vừa qua, trị giá 160 triệu yen (1,45 triệu USD). Lý do không chỉ ở những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm của Nhật Bản mà còn bởi giá gạo Nhật tại Trung Quốc hiện còn rất cao.–Nikkei.
Trung Quốc đang cực 'khát' cá tra Việt Nam
Trong tuần qua, thị trường cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục ổn định ở mức giá cao, do nguồn cung từ các ao nuôi của người dân và cả doanh nghiệp vẫn khá hạn hẹp. Theo đó, giá cá tra thịt trắng dao động từ 24.000 - 27.000 đồng/kg, tùy loại. Với giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi có thể lãi từ 1,5 - 1,7 triệu đồng/tấn.
Giá cá tra nguyên liệu tăng cao đã kích thích bà con mở rộng diện tích thả nuôi, kéo theo thị trường cá tra giống sôi động trở lại. Có thời điểm, giống cá tra cán mốc 1.200 - 1.500 đồng/con (cao gấp 3-4 lần so với năm trước) nhưng người dân vẫn không có cá để thả ao. Ngày 12.4, giá cá tra giống loại 50 con/kg đã đạt60.000 đồng/kg – mức cao kỷ lục trong 5 năm qua.
Ông Hai Súng, một chủ cơ sở sản xuất con giống ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết: “Năm nay tôi giảm một nửa lượng nuôi thì giá cá giống lại tăng từng ngày, ban đầu chỉ 34.000 đồng/kg loại 30 con nhưng nay đã lên40.000 đồng/kg. Đối với loại 35 con, giá đã lên 46.000 đồng/kg, trong khi các năm trước giá cá giống rất thấp, đối với loại lớn chỉ 15.000-22.000 đồng/kg”.
Theo nhận định của ngành thủy sản, dự kiến vào khoảng đầu quý 2.2017, thị trường con giống cá tra mới ổn định trở lại. Tuy nhiên, do đợt mưa kéo dài đầu tháng 4.2017 đang làm sản lượng cá tra giống bị thiệt hại nhiều, chính vì thế việc cung cấp cá tra giống ra thị trường có thể kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa.
Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương cũng nhận định, giá cá tra ở mức cao có thể kéo dài đến hết năm2017. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường đang ở mức cao, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu hiện nay rất hạn chế. Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu đã chạm ngưỡng 27.000 đồng/kg, mức giá cao kỷ lục trong hơn 10 năm qua và mức giá này có thể duy trì thêm một thời gian nữa.
Về vấn đề này, ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngay thời điểm trước Tết Nguyên đán 2017, giá cá tra đã bắt đầu tăng và kéo dài đạt mức đỉnh điểm trong các ngày qua. Đây được xem là chu kỳ giá cá tra tăng kéo dài nhất.
Nguyên nhân, theo ông Hòe là do thua lỗ liên tục, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi trồng các loại thuỷ sản khác đã làm cho nguồn cung tụt dốc không phanh. Ngoài ra, lượng hợp đồng xuất khẩu đầu năm 2017 tăng khoảng 10%, trong khi sản lượng cá gối vụ phục vụ chế biến giảm mạnh khiến giá cá tra tăng mạnh.
Đáng chú ý, giá cá nguyên liệu tăng cũng góp phần đẩy giá cá tra xuất khẩu không ngừng tăng. Theo VASEP giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 2 đã ở mức trung bình 2,7 USD/kg và dự báo tiếp tục tăng trong tháng 4.2017, dự kiến dao động ở mức 2,8 - 3 USD/kg. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Tại hai thị trường trọng điểm Hồng Kông và Trung Quốc, cá tra đang thiếu hụt nghiêm trọng do sản lượng tồn kho không còn. Riêng ở thị trường Mỹ, do doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 cũng giảm 40% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, việc cá tra tăng giá khiến các chuyên gia lo nhiều hơn mừng. Lo vì bao năm nay, hễ giá cá tăng là nông dân đổ xô nuôi, còn thua lỗ, nợ nần họ lại treo ao. Do đó, trước thông tin giá cá tra nguyên liệu cũng như cá tra giống liên tục tăng, nông dân cần cẩn trọng khi quyết định nuôi, tránh chạy theo phong trào dẫn đến dư thừa.
Đáng chú ý, giá cá nguyên liệu tăng cũng góp phần đẩy giá cá tra xuất khẩu không ngừng tăng. Theo VASEP giá cá tra bán ra tại thị trường châu Á trong tháng 2 đã ở mức trung bình 2,7 USD/kg và dự báo tiếp tục tăng trong tháng 4.2017, dự kiến dao động ở mức 2,8 - 3 USD/kg. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu cá tra của thị trường Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.
Tại hai thị trường trọng điểm Hồng Kông và Trung Quốc, cá tra đang thiếu hụt nghiêm trọng do sản lượng tồn kho không còn. Riêng ở thị trường Mỹ, do doanh nghiệp thiếu hụt nguyên liệu sản lượng cá tra xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 cũng giảm 40% so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, việc cá tra tăng giá khiến các chuyên gia lo nhiều hơn mừng. Lo vì bao năm nay, hễ giá cá tăng là nông dân đổ xô nuôi, còn thua lỗ, nợ nần họ lại treo ao. Do đó, trước thông tin giá cá tra nguyên liệu cũng như cá tra giống liên tục tăng, nông dân cần cẩn trọng khi quyết định nuôi, tránh chạy theo phong trào dẫn đến dư thừa.
Xu hướng thị trường cá ngừ toàn cầu
Hai sản phẩm cá ngừ chính thúc đẩy sản xuất cá ngừ: cá ngừ đóng hộp truyền thống và sashimi/sushi cá ngừ.
Các sản phẩm này đã chứng tỏ sự khác biệt liên quan đến các loài được sử dụng, các yêu cầu về chất lượng và các hệ thống sản xuất. Tại thị trường đồ hộp, các loài cá ngừ thịt sáng – cá ngừ vằn và cá ngừ vây vàng – chiếm ưu thế, trong khi tại thị trường sushi và sashimi, phần bụng mỡ (fatty) của cá ngừ vây xanh và các loài cá ngừ thịt đỏ khác như cá ngừ mắt to được ưa chuộng. Cá ngừ vây xanh là loài được ưa chuộng nhất tại thị trường sushi và sashimi, phần lớn là tại Nhật Bản. Tuy nhiên, theo một xu hướng mới, thị trường cá ngừ vây xanh sẽ giảm đáng kể do người tiêu dùng Nhật Bản đang chuyển từ các mặt hàng thực phẩm truyền thống như sashimi sang các mặt hàng thực phẩm phương tây.
Ngành cá ngừ đóng hộp được cung cấp nguyên liệu hoàn toàn bởi nghề khai thác cá tự nhiên. Đối với việc sản xuất sushi/sashimi, các nhà nuôi cá ngừ vây xanh đang trở thành nhà cung cấp trong hai thập kỷ quá, cung cấp khoảng dưới 20%. Về nhu cầu, đối với cá ngừ đóng hộp được phân phối trên toàn thế giới, liên quan đến các công ty có quy mô khác nhau, trong đó có một số công ty chế biến lớn. Trong khi hội nhập cũng là một xu hướng tại thị trường sushi và sashimi, hầu hết các hoạt động thương mại tập trung tại Nhật Bản, chiếm gần 90% thương mại cá ngừ vây xanh tươi và đông lạnh toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không tính đến lượng tiêu thụ đáng kể cá ngừ vây xanh tại thị trường nội địa của Tây Ban Nha và Italy, nơi cá ngừ được ăn dưới dạng cắt miếng hay cắt khúc.
Các thị trường cá ngừ đóng hộp truyền thống tại các nước phát triển đã chậm lại trong thập kỷ qua. May mắn cho các nhà sản xuất, các thị trường mới tại Cận Đông và Châu Mỹ Latinh đã nổi lên và có khối lượng NK tăng, giúp các nhà sản xuất duy trì sự tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị trên trong hoạt động kinh doanh XNK cá ngừ đóng hộp trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mối quan tâm của công chúng đối với các vấn đề an toàn và phát triển bền vững của các sản phẩm cá ngừ ngày càng gia tăng, đặt ra một số thạch thức lớn đối với ngành cá ngừ đóng hộp.
Thị trường cá ngừ đóng hộp
Ngành cá ngừ đóng hộp vẫn là điểm đến chính cho hầu hết các loài cá được khai thác trên thế giới. Thái Lan là nước XK cá ngừ chế biến lớn nhất trên thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2011, XK của Thái Lan tăng 119%, đây cũng là xu hướng chung cua Ecuador và Tây Ban Nha. XK cá ngừ của Indonesia và Philippines cũng tăng, mặc dù chỉ dưới 50%. Đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, nguyên liệu thô được cung cấp từ các địa phương cũng như từ nguồn NK bên ngoài, mặc dù theo các tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào từng nước.
Các thị trường XK cá ngừ đóng hộp chính là Mỹ, EU, Hy Lạp, Nhật Bản và Australia. Tuy nhiên, tiêu thụ trong thập kỷ qua tại EU và Mỹ rất trì trệ, chỉ tăng ở mức vừa phải tại Nhật Bản. Mức tiêu thụ đang tăng lên tại các thị trường mới nổi như Châu Mỹ Latinh và Cận Đông, nơi khối lượng NK tăng khoảng 50% trong năm năm qua.
Tổ chức của ngành cá ngừ đóng hộp đã bao gồm các mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp. Đây là thực tiễn phổ biến trong các ngành công nghiệp của Châu Âu và Mỹ để xác định bước tiến đầu tiên ngành chế biến tại các nước đang phát triển gần các khu vực cập cảng chính và sau đó XK các sản phẩm sơ chế cho các nhà máy tại các nước phát triển để hoàn thành quy trình cho đến khâu phân phối và tiêu thụ cuối cùng. Các mạng lưới này liên quan đến việc kinh doanh các loại sản phẩm đa dạng tại nhiều quốc gia, có thể khác nhau về mức độ chế biến. Thăn/philê cá ngừ hiện là sản phẩm chính tại thị trường này.
Sự tăng trưởng trong nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp đã làm giá tại tất cả các nước đang sản xuất tăng. XK của Tây Ban Nha, nước tập trung vào các hoạt động mua bán các sản phẩm cá ngừ vây vàng trong nội khối EU, có sự khác biệt về giá cả do sản phẩm của họ có chất lượng thượng hạng và thu nhập tại các thị trường đích tại EU cao.
Việc tăng cường hợp nhất bán lẻ trên toàn thế giới đã khiến các siêu thị chiếm ưu thế trong việc kinh doanh các sản phẩm cá ngừ đóng hộp tại các thị trường phát triển truyền thống. Các chuỗi bán lẻ tại các thị trường phát triển đã quảng bá cá ngừ đóng hộp như một thực phẩm có giá cả phải chăng và tiện lợi, và có thể duy trì được mức giá thấp ở cả cấp độ bán buôn và bán lẻ nhằm duy trì mức tiêu dùng ngày càng tăng. Giá cá ngừ nguyên liệu là yếu tố then chốt quyết định lợi nhuận của nhà chế biến. Một số nhà chế biến đã cố gắng để tăng lợi nhuận bằng cách chuyển từ cá ngừ vây vàng và cá ngừ albacore sang cá ngừ vằn có giá rẻ hơn, loài có chất lượng thấp hơn. Tuy nhiên, chiến lược này đã khiến giá bán lẻ tại các thị trường có chất lượng như Pháp và Tây Ban Nha thấp hơn.
Mặc dù tập trung vào bán lẻ, cá ngừ đóng hộp vẫn tồn tại một nhãn hiệu chiếm ưu thế trên thị trường, mặc cho các nhãn hiệu tư nhân thuộc sở hữu của các siêu thị đang tăng thị phần của mình. Để khắc phục những thách thức về lợi nhuận đối với các nhà chế biến, ngành chế biến đã tập trung vào việc phát triển sản phẩm, tăng tính tiện lợi và đưa ra các lựa chọn thay thế cho việc chế biến và tiêu dùng như salad hay philê cá ngừ ngâm sốt truyền thống.
Tại thị trường cá ngừ đóng hộp Nhật Bản, các sản phẩm cá ngừ vây vàng có giá trị cao vẫn là sản phẩm được ưa thích được bởi các nhà máy đóng hộp địa phương. NK cá ngừ đóng hộp chủ yếu các sản phẩm cá ngừ vằn.
Thị trường sushi và sashimi
Thị trường sushi và sashimi là điểm đến chính của các sản phẩm cá ngừ, đặc biệt là cá ngừ thịt đỏ. Các loài có giá trị nhất để chế biến sashimi là cá ngừ vây xanh, loài được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Gần đây, giá trị của cá ngừ vây xanh đã tăng thêm do trên thực thế khối lượng cung hiện khá thấp so với nguồn lợi cá ngừ vây xanh theo các biện pháp bảo tồn.
Cá ngừ nuôi trên thị trường ngày càng tăng. Cá ngừ nuôi trong lồng đã ảnh hưởng đến thị trường và hệ thống phân phối bằng cách thay đổi sự ưa chuộng của người tiêu dùng và giá cá trên thị trường. Cá ngừ vây xanh từ các nguồn nuôi đã đưa ra một sự lựa chọn đối với người tiêu dùng Nhật Bản, những người không có khả năng mua được sản phẩm có giá cao nhất, cá ngừ vây xanh tự nhiên. Ngày nay, các công ty nuôi cá ngừ đã được tích hợp theo chiều dọc vào các công ty xuyên quốc gia và đã có một tác động đến thị trường bằng cách mở ra thị trường sushi có chất lượng trung bình.
Nhật Bản là nước NK các loài cá ngừ vây xanh lớn nhất. Mặc dù ít hơn nhiều so với Nhật Bản, nhưng các nước khác như Mỹ, Tây Ban Nha và Italy đã tăng tiêu thụ cá ngừ vây xanh. Sự gia tăng NK cá ngừ vây xanh của Nhật Bản là kết quả của việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng của thị trường này. Những thay đổi này bao gồm thực tế là trong thập kỷ qua các chuỗi siêu thị và nhà hàng đã liên kết với nhau trong khối lượng bán, trái ngược với hệ thống đấu giá truyền thống. Cá ngừ tươi thường được bán nguyên con thông qua việc đấu giá, nhưng hiện tại khoảng 70-80% các sản phẩm đông lạnh được bán cho các đại lý khác ngoài hệ thống đấu giá. Sự thay đổi trong việc phân phối cá ngừ tại Nhật Bản đã làm người tiêu dùng Nhật Bản ưu thích các loài thực phẩm có chi phí thấp hơn.
Nhìn chung, tiêu thụ sushi và sashimi tại Nhật Bản đang giảm do người tiêu dùng đang dần thay đổi sở thích của mình và một số phân khúc thị trường đang định hướng đến các thực phẩm có chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, tiêu thụ sushi hiện là xu hướng toàn cầu do người tiêu dùng quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và kinh nghiệm ẩm thực quốc tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Thị trường sushi và sashimi lớn thứ hai về khối lượng là Mỹ, ước tính thị trường này chiếm từ 8-10% tổng lượng tiêu thụ surimi toàn cầu. Trong thập kỷ qua, sự phổ biến của các món ăn Nhật Bản tại EU tăng. Các thị trường quan trọng khác cũng đang có sự tăng trưởng là Australia, và các nền kinh tế Châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc. Các quán sushi cũng trở nên phổ biến tại các thủ đô của các nước Châu Mỹ Latinh. Mặc dù các loài cá ngừ khác nhau được sử dụng như các loài cá thịt đỏ để là sashimi, nhưng tương lai của thị trường cá ngừ vây xanh, và sự mở rộng ngành nuôi cá ngừ, dường như có liên quan đến sự thành công của ẩm thực Nhật Bản trong việc trở thành một phần thiết yếu của chế độ ăn uống đa văn hóa trên toàn cầu.
Nhận định chung
Sản lượng cá ngừ đã phải đối mặt với các thách thức trong những năm gần đây, và do đó đã phải điều chỉnh phương pháp sản xuất, tổ chức và marketing để nâng cao hiệu quả, đáp ứng các mối quan tâm về môi trường và nhu cầu ngày càng tăng. Sản xuất đặc biệt phải đối mặt với các vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và tính bền vững của các phương thức khai thác cũng như lệnh cấm sử dụng thiết bị thu hút cá (FADs) trong việc cung cấp cá ngừ đóng hộp. Mặc dù sản lượng nuôi đã đạt đến mức độ phát triển quan trọng trong hai thập kỷ qua, nhưng sự tăng trưởng trong tương lai vẫn còn hạn chế do sự sẵn có của cá ngừ con tự nhiên, cũng cho thấy sự phát triển bền vững của ngành này được xác định.
Mặc cho các thách thức này, thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ vẫn tiếp tục tăng dựa trên sự tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ tại các khu vực mới trên thế giới và việc phổ biến của sushi như một xu hướng ăn uống toàn cầu. Các thị trường truyền thống có dấu hiệu trưởng thành nhưng vẫn đại diện cho một khối lượng đáng kể và có lợi nhuận đáng kể trong kinh doanh. Tăng quan tâm tập trung vào việc phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng mới, điều này có thể giúp tăng lợi nhuận cho ngành trong kịch bản giá cả đang tăng lên.
Mối quan tâm của người tiêu dùng về các vấn đề an toàn và bền vững với cá ngừ, đã là một vấn đề chính, có thể tiếp tục tăng và tạo ra một thách thức lớn đối với sự phát triển thị trường trong tương lai. Đôi khi, mối quan tâm của người tiêu dùng có thể bắt nguồn từ các xung đột trên thị trường quốc tế, như trường hợp tranh chấp thương mại giữa Mexico và Mỹ do yêu cầu về Chương trình Dán nhãn An toàn Cá heo. Ngành này phải giải quyết các mối quan tâm, thông qua tính minh bạch và đối thoại giữa ngành và công chúng.
TT TT CN & TM