Chính phủ Ấn Độ quyết định không cho phép xuất khẩu gạo basmati dưới 1.200 USD/tấnẤn Độ quyết định cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore
Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius
Ấn Độ vừa công bố phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo đến 3 nước gồm Bhutan Singapore, Mauritius với sản lượng khoảng 143.000 tấn và tất cả là gạo trắng.
Chính phủ Ấn Độ quyết định không cho phép xuất khẩu gạo basmati dưới 1.200 USD/tấnẤn Độ quyết định cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore
Hôm 30/8 Tổng cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã công bố quyết định phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo đến 3 nước gồm Bhutan, Singapore và Mauritius.
Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius
Giá gạo thế giới ảnh hưởng mạnh từ các quyết định của Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo chiếm tỷ trọng hàng đầu thế giới
Theo quyết định này, lượng gạo mà Ấn Độ đồng ý xuất cho Bhutan là 79.000 tấn, Singapore 50.000 tấn và Mauritius là 14.000 tấn. Tất cả đều là gạo trắng non - Basmati.
Ngoài quyết định trên, nước này cũng cho phép các lô hàng gạo trắng non - Basmati bị kẹt ở cảng (do lệnh cấm xuất khẩu ngày 20/7 được đưa ra một cách đột ngột) được phép xuất khẩu. Các lô hàng này vẫn phải chịu mức thuế 20% theo quy định áp thuế được đưa ra trước đó (ngày 9/9/2022).
Trước đó, theo Liên đoàn các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ thì có khoảng 150.000 tấn gạo trắng non - Basmati thuộc dạng này đang bị kẹt ở nhiều cảng khác nhau. Các lô hàng sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu và cả các nhà nhập khẩu, chủ yếu là những quốc gia đông và tây Phi vốn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
Như vậy, với cả 2 quyết định nói trên, tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ sắp tới vào khoảng 300.000 tấn.
Đối với các quyết định trên của Ấn Độ, một thương nhân kinh doanh gạo xuất khẩu của Việt Nam có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh nói rằng, mặc dù Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo với kênh thương nhân song lại bỏ ngỏ kênh đàm phán liên Chính phủ. Dù con số hiện tại như công bố có thể rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại của thế giới song nó cũng mở ra cơ hội nhập khẩu gạo theo đường ngoại giao đặc biệt.
Nhận định về tình hình giá gạo hiện nay, nhiều chuyên gia nói rằng, xu hướng tăng giá gạo trở lại có thể xảy ra trong tháng 9 vì một trong những nguồn cung quan trọng là Myanmar đang cân nhắc tạm dừng xuất khẩu gạo.
Thực tế, hôm 30/8, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới là Thái Lan đã điều chỉnh tăng giá gạo lên mốc 646 USD/tấn đối với gạo 5% tấm (tăng 34 USD/ tấn). Theo mức điều chỉnh này, gạo của Thái Lan cao hơn gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam 3 USD (gạo cùng loại của Việt Nam hiện có giá 643 USD/tấn - theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam).
Giá chính thức được công bố bởi Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho thấy giá hiện tại vẫn còn thấp hơn một chút so với đỉnh điểm ngày 9.8 là gạo 5% tấm 648 USD/tấn và gạo 25% tấm 612 USD/tấn.
Myanmar dự định hạn chế xuất khẩu gạo
Myanmar đang có kế hoạch tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo nhằm kiểm soát giá nội địa tăng cao.
Reuters dẫn lời một quan chức của Liên đoàn gạo Myanmar cho biết, nước này sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong khoảng 45 ngày kể từ cuối tháng 8/2023, trong bối cảnh giá gạo trong nước đang tăng cao.
Động thái hạn chế xuất khẩu gạo của Myanmar được đánh giá khiến nguồn cung gạo thế giới bị thắt chặt hơn nữa sau các biện pháp hạn chế tương tự của một số quốc gia trên thế giới, gồm Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Myanmar cùng một số nước Đông Nam Á, như Campuchia, đang nổi lên là nguồn cung gạo quan trọng của thế giới sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo vào 20/7, bên cạnh nguồn cung lớn từ Việt Nam và Thái Lan, vốn đang có sản lượng hạn chế.
Hiện Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 thế giới, với khối lượng xuất khẩu hơn 2 triệu tấn mỗi năm, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.
Tháng 7, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng (trừ gạo thơm hạt dài basmati), làm giảm nguồn cung trên thị trường toàn cầu khoảng 10 triệu tấn, tương đương 20%.
"Việc Myanmar hạn chế xuất khẩu gạo được đưa ra vào thời điểm nguồn cung đang thắt chặt có thể sẽ gửi tín hiệu tăng giá đến thị trường và làm tăng mối lo ngại của người mua", một đại lý có trụ sở tại Mumbai (Ấn Độ) nhận định.
Từ khi Ấn Độ quyết định hạn chế nguồn cung hôm 20/7, giá gạo toàn cầu được chào bán bởi các nhà xuất khẩu hàng đầu bao gồm Thái Lan và Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất trong số các "vựa lúa châu Á" do lo ngại về nguồn cung, một phần do những hạn chế xuất khẩu gần đây của Ấn Độ, trong khi giá gạo Thái Lan cũng áp sát giá gạo Việt Nam.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 650 USD - 660 USD/tấn, so với 660 USD/tấn cách đây một tuần. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 630 USD/tấn từ mức 615 USD/tấn lên 620 USD/tấn một tuần trước.
Thêm một quốc gia cấm xuất khẩu đường
Ủy ban Điều phối Kinh tế (ECC) Pakistan đã thông qua lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm mang lại sự ổn định về giá trên thị trường địa phương.
Bộ trưởng Tài chính tạm quyền Shamshad Akhtar đã chủ trì một cuộc họp của ECC khi lệnh cấm được thông qua sau khi xem xét tình hình đang diễn ra trong nước. Lệnh cấm được đưa ra theo đề nghị của Bộ An ninh lương thực quốc gia.
Diễn biến trên xảy ra khi Pakistan chứng kiến giá đường tăng mạnh. Thành phố cảng miền Nam Karachi đăng ký mức tăng 23 Rs (0,076 USD)/kg chỉ trong tháng 8 do giá bán buôn đã tăng lên 157 Rs/kg. Tại Quetta, giá đường tăng 10 Rs/kg trong khi mặt hàng này được bán với giá 160 Rs/kg ở Lahore.
Quốc gia Nam Á này đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình trong bốn ngày qua vì hóa đơn tiền điện tăng mạnh. Người dân đã xuống đường ở Peshawar, Rawalpindi, Karachi, Hyderabad, Gujranwala và các thành phố khác trên đất nước để đốt hóa đơn điện nhằm phản đối thực trạng này. Người biểu tình yêu cầu chính quyền hủy bỏ ngay lập tức việc tăng giá điện gần đây nhất và thu hồi các khoản thuế bổ sung.
Mỹ công bố thuế sơ bộ với thiếc nước ngoài dùng đóng hộp thủy sản
Bộ thương mại Mỹ dự định áp dụng thuế quan với các sản phẩm thiếc dùng trong thủy sản đóng hộp được nhập khẩu từ Trung Quốc, Canada và Đức. Chính phủ từ chối áp thuế với thiếc được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Những quyết định sơ bộ này nhấn mạnh cam kết của Bộ trong việc khắc phục các hành vi thương mại không công bằng, bảo vệ quyền lợi người lao động, công ty và nông dân Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ xác định tỷ lệ bán phá giá là 123% đối với thiếc nhập khẩu từ Trung Quốc, 5% đối với nhập khẩu của Canada và 7% đối với nhập khẩu của Đức. Đây không phải là quyết định cuối cùng và Bộ sẽ tiến hành kiểm toán để xác minh thông tin để đưa ra quyết định. Quyết định cuối cùng về mức độ bán phá giá của Trung Quốc sẽ được đưa ra vào ngày 31/10, quyết định đối với các quốc gia khác sẽ được đưa ra vào tháng 1/10.
Khởi nguồn của cuộc điều tra thuế là do đề xuất của Công ty khai thác mỏ Cleveland-Cliffs và Liên đoàn Thép, Giấy, Lâm Nghiệp, Cao su, Sản xuất, Năng lượng, Công nghiệp và Dịch Vụ Mỹ, mong muốn áp đặt mức thuế 47%- 300% với thiếc nhập khẩu từ 8 nước. Tuy nhiên, vào tháng 7, 36 nhà lập pháp liên bang đã ký một bức thư gửi Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ và Bộ Thương mại yêu cầu từ chối thuế quan do lo ngại tác động của việc áp thuế sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng giá mà người tiêu dùng phải chi trả trong khi lạm phát đã khiến giá hàng tạp hóa vốn đã cao. Hơn nữa, giá thiếc tại Mỹ vốn đã cao, các khoản thuế bổ sung được đề xuất sẽ chỉ làm trầm trọng thêm bất lợi cạnh tranh trong ngành.
Philippines tăng cường nỗ lực kiềm chế lạm phá giá gạo
Tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos, hôm thứ Ba (29/8) đã yêu cầu Chính phủ tăng gấp đôi nỗ lực săn lùng những người tích trữ gạo và thực hiện các bước để kiềm chế giá tăng vọt, đồng thời cảnh báo về khả năng có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát giá.
Philippines là một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và giá gạo bán lẻ của nước này đã tăng trong tháng này, một số loại gạo tăng tới 25% tại một số thị trường trong và xung quanh thủ đô.
Người nông dân đổ lỗi giá tăng do nguồn cung khan hiếm vì vụ mùa năm nay kém và chi phí nhập khẩu cao hơn, trong khi Chính phủ cho biết việc tích trữ và mất mùa do bão cũng có thể là những nguyên nhân.
Ông Marcos, đồng thời cũng là Bộ trưởng Nông nghiệp, cũng tìm kiếm các cơ chế hỗ trợ cho nông dân và thương nhân “nếu chính phủ áp dụng các biện pháp pháp lý để kiểm soát giá gạo”.
Lạm phát gạo tại Philippines đã lên tới 4,2% trong tháng 7, cao nhất kể từ năm 2019, gây áp lực lên các cơ quan chức năng trong việc phải tăng cường dự trữ trước những thách thức nguồn cung tiềm ẩn bởi thời tiết khô hạn El Nino trong những tháng tới.
Cơ quan hải quan Philippines cho biết, nhập khẩu gạo từ tháng 1 đến tháng 7 đạt tổng cộng 2,26 triệu tấn, thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước.
TT TT Cn & TM