43 người đang online
°

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo C/O nhanh chóng, hiệu quả

Đăng ngày 26 - 07 - 2023
Lượt xem: 41
100%

Bộ Công Thương và nhiều tiện ích khác nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thời gian tra cứu thông tin hoặc thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

 

Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu khai báo C/O nhanh chóng, hiệu quả

Vsign cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng chữ ký số, in mẫu form C/O theo chuẩn mẫu của Bộ Công Thương và nhiều tiện ích khác nhằm giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thời gian tra cứu thông tin hoặc thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Tiếp nhận và hướng dẫn qua 30.000 lượt email

Vsign (tại địa chỉ www.vsign.vn) là website do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) quản lý, vận hành.

Kể từ khi thành lập đến nay, Vsign thường xuyên tiếp nhận, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Bộ Công Thương qua 02 số điện thoại hotline: 024. 22205513 và 024. 62705538 và tiếp nhận theo địa chỉ emai: dangkyca@ecomviet.vn.

Chỉ tính riêng năm 2022, Vsign đã hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc qua điện thoại, email cho 4.000 lượt doanh nghiệp về việc xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) tại Bộ Công Thương. Trong đó, tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp với gần 30.000 lượt email gửi đến địa chỉ dangkyca@ecomviet.vn.

6 tháng đầu năm 2023, hệ thống Vsign đã tiếp nhận và xử lý hơn 1.900 lượt doanh nghiệp email yêu cầu giải đáp và hỗ trợ liên quan đến việc khai báo C/O, xử lý yêu cầu về C/O mẫu D điện tử…

Với việc hỗ trợ thông qua đường dây nóng, hàng ngày, các tư vấn viên sẽ trực tổng đài, trực tiếp trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp. Theo thống kê, trung bình, mỗi ngày, các tư vấn viên tiếp nhận hàng trăm cuộc điện thoại thông qua tổng đài. Sau khi được hướng dẫn chi tiết, các doanh nghiệp đã giải quyết những vướng mắc và hoàn tất thủ tục cần xử lý.

Khuyến nghị doanh nghiệp nghiên cứu kỹ các quy định về xuất nhập khẩu

Thời gian qua, Vsign nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ nhưng chủ yếu tập chung vào một số vướng mắc như sau:

 

Các dạng câu hỏi này được Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (EcomViet) hệ thống lại, biên tập thành những câu trả lời ngắn gọn, có kèm video hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp.  

Ngoài ra, còn một số câu hỏi thường gặp khác như: Tài khoản và mật khẩu truy cập bị khóa (do quên, nhập sai hoặc thuê đơn vị dịch vụ) khi sử dụng các dịch vụ công của Bộ Công Thương; Ngoài cách in mẫu form C-O (PDF) trên giấy A4 thủ công bằng word, excel… thì còn giải pháp nào khác không; Doanh nghiệp lần đầu đăng ký và sử dụng dịch vụ công của Bộ Công Thương không biết đọc quy định, hướng dẫn sử dụng; Lỗi e-C/O điện tử mẫu D nước nhập khẩu tra cứu nhưng chưa nhận được; Cách sử dụng chữ ký số công cộng trên hệ thống dịch vụ công…

 

Để hạn chế những vướng mắc gặp phải trong quá trình xử lý, EcomViet đề nghị doanh nghiệp lưu ý: Quản lý và tuân thủ quy định của Bộ Công Thương về việc tự bảo vệ thông tin tài khoản truy cập các dịch vụ công, đặc biệt là khi doanh nghiệp thuê các đơn vị dịch vụ khác nhau; Tham khảo và nghiên cứu kỹ các quy định đã được Bộ Công Thương đăng tải công khai trên các trang thông tin thuộc Bộ quản lý như MOIT hoặc EcoSys; Chủ động liên hệ với bộ phận hỗ trợ thông qua số hotline trên website để được hướng dẫn hoặc giải đáp vướng mắc sớm nhất.

Chính thức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ 21/7

Ngày 06/6/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Theo quy định mới, từ 21/7, mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:

- Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ

-Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.

Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân  có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và theo dõi các văn bản hướng dẫn từ cơ quan quản lý ban hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn); Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (https://ecosys.gov.vn/) và website http://vsign.vn/. Ngoài ra, để đảm bảo việc hỗ trợ doanh nghiệp được thuận tiện doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu tới Vsign.vn để hỗ trợ chuyên sâu hơn trong quá trình gặp vướng mắc về nộp phí C/O này.

 

Quy định mới của EU sửa đổi việc áp dụng biện pháp tự vệ với một số loại thép nhập khẩu vào EU

Ngày 26 tháng 6 năm 2023, EU ban hành Quy định (EU) 2023/1301, sửa đổi Quy định (EU) 2019/159, về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.

Quy định sửa đổi trên được đưa ra sau cuộc điều tra đánh giá việc chấm dứt sớm biện pháp tự vệ – trước tháng 6 năm 2023 – có hợp lý hay không theo dữ liệu nhập khẩu tổng hợp năm 2022. Quy định sửa đổi trên duy trì biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU cho đến ngày hết hạn là  30 tháng 6 năm 2024. Quy định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

Tất cả hạn ngạch thuế quan (TRQ) của biện pháp tự vệ thép sẽ tiếp tục tăng 4% kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển  đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm. Ngoài ra, nếu trong một danh mục nhất định, tỷ trọng chung của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (có tỷ trọng riêng lẻ dưới 3%) tổng vượt quá 9%, thì tất cả các nước đang phát triển sẽ phải chịu chung biện pháp trong danh mục sản phẩm đó. Ủy ban cam kết giám sát mức tăng nhập khẩu sau khi biện pháp được thông qua và thường xuyên rà soát danh sách các quốc gia được loại trừ.

Theo Quy định trên, những quốc gia  hưởng lợi từ việc mở hạn ngạch theo quốc gia cụ thể, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Moldova, Bắc Macedonia, Oman, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Việt nam bị áp dụng thêm đối với category 26 và loại bỏ khỏi category 3A so với phạm vi áp dụng cũ. Tất cả các nước đang phát triển được đưa vào danh mục 4B, 5, 25B và 28 vì có tổng tỷ trọng nhập khẩu vào năm 2022 thấp hơn  3%  đang cao hơn 9%. 

Biện pháp tự vệ thép được đưa ra từ mùa hè 2018 sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với EU và các nước khác vì lý do an ninh quốc gia, và lo ngại thị trường châu Âu bị sa lầy bởi thừa công suất. Năm 2022, Belarus và Nga hoàn toàn bị loại khỏi thị trường thép EU và hạn ngạch của họ được phân bổ lại. Biện pháp tự vệ thép của EU sẽ hết hạn vào năm tới. Nhưng dường như sẽ tiếp tục được kéo dài, đặc biệt nếu động cơ ban đầu của quy định thuế quan Mục 232 của Hoa Kỳ - hiện được chuyển thành hạn ngạch thuế quan - vẫn được áp dụng để chống lại EU.

Như vậy, cùng với quy định CBAM, các biện pháp tự vệ này sẽ gia tăng rào cản cho xuất khẩu thép vào EU.

 

Cảnh báo về vi phạm mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, đặc biệt là mặt hàng ớt đông lạnh

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành thu hồi sản phẩm ớt có xuất xứ Việt Nam đang được bán tại thị trường Hàn Quốc với lý do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật “PLS” vượt ngưỡng cho phép khi kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã tiến hành thu hồi sản phẩm ớt có xuất xứ Việt Nam đang được bán tại thị trường Hàn Quốc với lý do phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật “PLS” vượt ngưỡng cho phép khi kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm ớt đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. 

Khối lượng thu hồi là 24 tấn ớt đỏ đông lạnh sản xuất năm 2022 được đóng gói trong bao 20kg, 01kg và 500g do một Công ty thương mại Hàn Quốc nhập khẩu từ một Công ty Việt Nam (1).

Đối với loại ớt đóng gói 20kg và 500g tồn dư chất tricyclazole là 0,04mg/kg và ớt đóng gói 01kg mức tồn dư là 0,02mg/kg cao hơn mức quy định cho phép là dưới 0,01mg/kg.

Chất Tricyclazole là loại hoạt chất quen thuộc trong việc điều trị bệnh nấm, nhất là đối với cây lúa.

Những vụ việc như trên nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh nông sản của Việt Nam. 

Theo kế hoạch kiểm tra đối với nông sản nhập khẩu vào Hàn Quốc của Bộ MFDS, mặt hàng ớt đông lạnh của Việt Nam nằm trong giai đoạn kiểm tra từ 31/3/2023 đến 30/3/2024 đối với 7 loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là Diniconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole, Permethrin, Dimethoate, Isoprothiolein, Methominostrobin.

Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc đề nghị các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản nói chung và đối với mặt hàng ớt đông lạnh nói riêng cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của Hàn Quốc về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi xuất khẩu nông sản sang thị trường này.

 

Cập nhật các câu hỏi bảo vệ cộng đồng về thuế quan đối với đồ nội thất bằng gỗ trong Hệ thống hàng hóa tích hợp (ICS)

Ngày 14/6/2023, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc (sau đây viết tắt là Bộ Nông nghiệp Úc) có thông báo về việc cập nhật các câu hỏi bảo vệ cộng đồng về thuế quan đối với đồ nội thất bằng gỗ trong Hệ thống hàng hóa tích hợp (ICS), có hiệu lực từ ngày 26/6/2023.

Theo đó, câu hỏi sau sẽ buộc phải trả lời trong ICS khi nộp tờ khai theo biểu thuế 9401.61 và 9403.60 (không bao gồm 9403.60.00/25):

– BIOSECURITY: DO THE GOODS CONTAIN ANY WOOD (EXCLUDING RECONSTITUTED WOOD, DENSIFIED WOOD OR WOOD PLASTIC), AND ARE NOT ACCOMPANIED BY APPROPRIATE DOCUMENTATION TO VERIFY THAT THEY HAVE UNDERGONE AN ACCEPTABLE TREATMENT/MANUFACTURING PROCESS AS REQUIRED BY BICON?

Tạm dịch:

– AN NINH SINH HỌC: HÀNG HÓA CÓ CHỨA BẤT KỲ GỖ NÀO (NGOẠI TRỪ GỖ TÁI TẠO, GỖ TĂNG ĐỘ CỨNG HOẶC GỖ NHỰA), VÀ KHÔNG ĐI KÈM GIẤY TỜ PHÙ HỢP ĐỂ XÁC MINH RẰNG HÀNG ĐÃ TRẢI QUA QUY TRÌNH XỬ LÝ/ SẢN XUẤT ĐƯỢC CHẤP NHẬN NHƯ BICON YÊU CẦU KHÔNG?

Sẽ không có thay đổi nào về điều kiện nhập khẩu đối với đồ nội thất bằng gỗ được phân loại theo mức thuế quan trên.

Theo đó các công ty môi giới hải quan nộp tờ khai ICS từ ngày 26/6/2023 theo các mức thuế quan 9401.61 và 9403.60 (không bao gồm 9403.60.00/25) sẽ phải trả lời câu hỏi nêu trên theo các cách:

– “Y” nếu hàng hóa trên có chứa gỗ (không bao gồm gỗ tái chế, gỗ làm tăng độ cứng hoặc gỗ nhựa) và không kèm theo tài liệu chứng nhận quy trình xử lý hoặc sản xuất phù hợp trước khi xuất khẩu theo điều kiện nhập khẩu được quy định tại BICON.

– “N” nếu hàng hóa đó có chứa gỗ (không bao gồm gỗ tái chế, gỗ tăng độ cứng hoặc nhựa gỗ) và kèm theo tài liệu phù hợp về xử lý hoặc sản xuất trước khi xuất khẩu

– “N” nếu hàng hóa được liệt kê trong Bảng sản phẩm gỗ có thể truy cập qua BICON

– “N” nếu hàng hóa là một dạng đồ nội thất không chứa vật liệu gỗ.

Hàng hóa đi kèm với chứng nhận xử lý và/hoặc sản xuất là một phần bắt buộc để thông quan về an toàn sinh học đối với các sản phẩm bằng gỗ. Bộ Nông nghiệp Úc khuyến khích các công ty môi giới hải quan cần có đẩy đủ giấy tờ phù hợp trước khi nộp tờ khai.

Thông tin bổ sung:

Trang web của Bộ Nông nghiệp Úc cung cấp thông tin chung về an toàn sinh học và các yêu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu.

BICON là cơ sở dữ liệu về điều kiện nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Úc và sẽ cập nhật các yêu cầu liên quan trước và sau khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào lãnh thổ Úc được phân loại theo các mã thuế quan ở trên. Điều kiện nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ có thể tìm trên BICON – “timber and timber products”.

Nếu có thêm bất kỳ câu hỏi nào, quý vị có thể email:  imports@agriculture.gov.au hoặc gọi điện theo số: 1800 900 090 (trong lãnh thổ Úc)/ hoặc số +61 3 8318 6700 (ngoài lãnh thổ Úc).

Tin liên quan

Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo(18/09/2023 8:44 SA)

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 7/2023(18/09/2023 8:42 SA)

Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius(18/09/2023 8:38 SA)

Ấn Độ mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế 20% đối với gạo đồ(18/09/2023 8:35 SA)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát hành chính về thuế chống bán phá giá mật ong của...(18/09/2023 8:31 SA)

Tin mới nhất

Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo(18/09/2023 8:44 SA)

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 7/2023(18/09/2023 8:42 SA)

Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius(18/09/2023 8:38 SA)

Ấn Độ mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế 20% đối với gạo đồ(18/09/2023 8:35 SA)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát hành chính về thuế chống bán phá giá mật ong của...(18/09/2023 8:31 SA)