26 người đang online
°

Chỉ số giá dầu thực vật tăng 2,3%, chấm dứt bảy tháng giảm liên tiếp. Giá dầu cọ và dầu đậu tương tăng, trong khi giá dầu hạt cải và dầu hướng dương giảm.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 72
100%

Avanti Feeds là công ty lớn nhất trong lĩnh vực thức ăn cho tôm và có liên doanh chế biến giá trị gia tăng với Tập đoàn Thai Union. C. Ramachandra Rao, Giám đốc điều hành của Avanti Feeds, cho biết sản lượng tôm sẽ giảm xuống 650.000-700.000 tấn trong năm nay.

 

Giá lương thực trên thế giới tháng 11/2022 nhìn chung ổn định

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc FAO, chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 11/2022 đạt trung bình 135,7 điểm, giảm nhẹ so với tháng 10/2022, nhưng tăng nhẹ 0,3% so với tháng 11/2021.

Chỉ số giá ngũ cốc thế giới tháng 11/2022 giảm 1,3% so với tháng 10/2022, nhưng vẫn tăng 6,3% so với tháng 11/2021. Giá lúa mì và ngô giảm lần lượt là 2,8% và 1,7%, một phần do ảnh hưởng của quy định về xuất khẩu Ngũ cốc Biển Đen. Ngược lại, giá gạo thế giới tăng 2,3%.

Chỉ số giá dầu thực vật tăng 2,3%, chấm dứt bảy tháng giảm liên tiếp. Giá dầu cọ và dầu đậu tương tăng, trong khi giá dầu hạt cải và dầu hướng dương giảm.

Chỉ số giá bơ sữa thế giới tháng 11/2022 giảm 1,2% so với tháng 10/2022, do giá bơ, sữa bột gầy và sữa nguyên kem trên thế giới giảm, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu thấp, tuy nhiên, giá pho mát tăng, một phần do nguồn cung từ các nước sản xuất chủ yếu ở Tây Âu giảm.

Chỉ số giá thịt thế giới tháng 11/2022 giảm 0,9% so với tháng 10/2022, do giá thịt bò thế giới giảm vì nguồn cung xuất khẩu từ Australia tăng, cộng với nguồn cung từ Brazil cao, bất chấp nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng. Ngược lại, giá tất cả các loại thịt khác tăng trở lại, dẫn đầu là giá thịt cừu.

Chỉ số giá đường trong tháng 11 tăng 5,2%, do nhu cầu mua vào tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung đường toàn cầu hạn hẹp do vụ thu hoạch ở các nước sản xuất chính sụt giảm và Ấn Độ thông báo hạn ngạch xuất khẩu đường giảm. Giá ethanol ở Brazil tăng cũng gây áp lực tăng giá đường thế giới.

Dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2022 giảm

Trong Báo cáo tóm tắt về cung cầu ngũ cốc mới nhất, FAO tiếp tục hạ dự báo về sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2022 xuống mức 2.756 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2021, chủ yếu sản lượng ngô ở Ukraine giảm do tác động của xung đột Nga – Ukraine đã khiến các hoạt động sau thu hoạch trở nên khó khăn. FAO cũng hạ dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu năm 2022 xuống mức 781,2 triệu tấn nhưng vẫn là mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Sản lượng gạo toàn cầu năm 2022 dự kiến sẽ giảm 2,4% so với mức kỷ lục trong năm 2021.

Việc gieo trồng lúa mì vụ đông năm 2023 đang được diễn ra trong bối cảnh khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao và điều kiện thời tiết bất lợi ở Mỹ và Liên bang Nga, mặc dù giá lúa mì tăng cao có thể thúc đẩy tăng diện tích gieo trồng của thế giới đạt trên mức trung bình. Ở Nam bán cầu, đang vào vụ gieo trồng các loại ngũ cốc thô và dự báo diện tích gieo trồng ngô ở Brazil đạt mức cao kỷ lục.

Tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước Đông Phi và Tây Phi là mối quan tâm đặc biệt.

Đối với các nước thu nhập thấp bị thiếu lương thực, sản lượng ngũ cốc năm 2022 được dự báo đạt 184,5 triệu tấn, bằng với mức trung bình 5 năm qua, trong khi tổng nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc được dự báo là 63,7 triệu tấn, tăng 7% so với mức trung bình 5 năm trước.

 

Sản lượng tôm năm 2022 của Ấn Độ có thể giảm 200.000 tấn

Avanti Feeds là công ty lớn nhất trong lĩnh vực thức ăn cho tôm và có liên doanh chế biến giá trị gia tăng với Tập đoàn Thai Union. C. Ramachandra Rao, Giám đốc điều hành của Avanti Feeds, cho biết sản lượng tôm sẽ giảm xuống 650.000-700.000 tấn trong năm nay.

C. Ramachandra Rao, đồng giám đốc điều hành của Avanti Feeds cho biết, sản lượng tôm của Ấn Độ vào năm 2022 có thể giảm tới 200.000 tấn so với năm trước.

Ngành tôm của Ấn Độ đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, nông dân đe dọa sẽ nghỉ thu hoạch khi giá sụt giảm. Nguyên nhân khiến tình trạng khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn là xuất khẩu giảm mạnh do suy thoái kinh tế ở Mỹ, châu Âu và lệnh phong tỏa ở Trung Quốc, cùng với sự cạnh tranh gay gắt về giá từ Ecuador. 

Vào đầu năm, mức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của Ấn Độ được kỳ vọng tăng 15% vào năm 2021 lên khoảng 1,2 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng mức tiêu thụ thức ăn cho tôm của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm xuống còn 975.000- 1 triệu tấn vào năm 2022. 

Mặc dù năm 2022 bắt đầu tích cực đối với ngành tôm Ấn Độ nhưng tình hình đã sớm bắt đầu chuyển biến xấu đi. Do lũ lụt, dịch bệnh, giá tôm nguyên liệu giảm và thị trường xuất khẩu trầm lắng vào cuối vụ 1 và chính vụ nên nuôi tôm không tăng trưởng như kỳ vọng.

Trên thực tế, sản lượng đã giảm và "hoạt động nuôi tôm trì trệ" có thể sẽ tiếp tục trong vụ thứ hai, với nhu cầu giảm từ châu Âu và Mỹ do suy thoái kinh tế, cùng với việc đóng cửa ở Trung Quốc do chính sách Zero- COVID. Ngoài ra, Ecuador hiện là nhà sản xuất tôm lớn nhất, đối thủ cạnh tranh xuất khẩu chính và có thể vận chuyển tôm với giá thấp hơn nhờ lợi thế vị trí gần Mỹ. Tất cả những yếu tố này dự kiến sẽ góp phần làm giảm sản lượng tôm Ấn Độ.

Tin liên quan

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)