30 người đang online
°

COA đã bổ sung 16 nhóm sản phẩm thực vật như rau cải cuồng dạng tươi, hoặc đông lạnh (Chengiopanax sciadophylloides, fresh or chilled; có mã hàng: 0709999026-7) vv.... vào Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 165
100%

Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Kiểm nghiệm, Phòng dịch Đài Loan (BAPHIQ) vừa đăng tải Thông báo Cơ quan quản lý Nông nghiệp Đài Loan (COA) sửa đổi bổ sung Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật.

 

Đài Loan thêm mới 16 mặt hàng vào Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật

Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Kiểm nghiệm, Phòng dịch Đài Loan (BAPHIQ) vừa đăng tải Thông báo Cơ quan quản lý Nông nghiệp Đài Loan (COA) sửa đổi bổ sung Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật.

Theo thông báo của COA, việc sửa đổi lần này dựa trên quy định tại Khoản 1 Điều 13.1 của Luật Kiểm dịch, phòng dịch thực vật.

Theo đó, trong lần sử đổi này, COA đã bổ sung 16 nhóm sản phẩm thực vật như rau cải cuồng dạng tươi, hoặc đông lạnh (Chengiopanax sciadophylloides, fresh or chilledcó mã hàng: 0709999026-7) vv.... vào Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật.

Danh sách các mặt hàng nhập khẩu cần tiến hành kiểm dịch thực vật được Đài Loan ban hành lần đầu theo Thông báo số 1031493842B ngày 22/10/2014 của COA. Và đây là lần thứ 16, COA sửa đổi bổ sung Danh mục này.

Quy định mới này có hiệu lực từ ngày 01/12/2022.

Doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu các nhóm hàng liên quan vào Đài Loan tham khảo:

http://vietnamexport.com/default.aspx?page=news-detail&id=513555e0-0e67-49d2-8d40-06e140c774be

 

Nguồn cung trong nước ổn định, Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 

Lệnh cấm xuất khẩu gạo được Ấn Độ áp đặt nhằm đảm bảo đủ nguồn cung trong nước, trong bối cảnh nhà chức trách Ấn Độ lo ngại sản lượng vụ Đông giảm có thể dẫn tới tình trạng thiếu gạo.

Chính phủ Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt gần 3 tháng trước đây đối với việc xuất khẩu gạo hữu cơ không phải gạo basmati, gồm cả gạo tấm.

Cục Ngoại thương (DGFT) thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã đưa ra thông báo chính thức trên ngày 29/11.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm được đưa ra sau khi những lo ngại về nguy cơ thiếu gạo giảm bớt.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo được áp đặt nhằm đảm bảo đủ nguồn cung trong nước, trong bối cảnh nhà chức trách Ấn Độ lo ngại sản lượng vụ Đông giảm có thể dẫn tới tình trạng thiếu gạo.

Trong một nỗ lực tăng nguồn cung trong nước khi đó, Chính phủ liên bang Ấn Độ cũng đã áp đặt thuế xuất khẩu 20% đối với các loại gạo không phải basmati, ngoại trừ gạo đồ.

Tại Ấn Độ, vụ Đông bắt đầu vào tháng 6-7 và thu hoạch vào tháng 10-11.

 

Đăng ký danh sách cơ sở xuất khẩu vào Ấn Độ

Ngày 30/11/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) đã có Công văn 1637/QLCL-CL1 về việc đăng ký danh sách cơ sở xuất khẩu vào Ấn Độ.

Theo đó, NAFIQAD cho biết đã nhận được công thư ngày 14/11/2022 của Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn thực phẩm Ấn Độ thông báo quy định mới liên quan đến việc đăng ký cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nước ngoài xuất khẩu vào Ấn Độ, quy định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.

Theo quy định mới này, cơ quan thẩm quyền các nước xuất khẩu vào Ấn Độ phải đăng ký danh sách các cơ sở sản xuất đối với 04 nhóm thực phẩm: sữa, sản phẩm từ sữa; thịt và sản phẩm từ thịt bao gồm gia cầm, thủy sản và các sản phẩm thủy sản; bột trứng; thức ăn trẻ em và thực phẩm dinh dưỡng với Cơ quan tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm Ấn Độ. Danh sách xuất khẩu sẽ được xem xét và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cơ quan này. Do đó, NAFIQAD yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản có nhu cầu xuất khẩu vào Ấn Độ:

- Gửi văn bản đăng ký kèm theo Biểu mẫu tại Phụ lục gửi kèm về Cục/Chi cục Quản lý lượng nông lâm sản và thủy sản theo địa bàn quản lý trước ngày 15/12/2022.

- Chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu Ấn Độ để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan trong chế biến, xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.

 

Nước mắm và khoai môn Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt

Ngày 22 tháng 11, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) công bố Danh sách 10 lô hàng xuất khẩu vào đảo này không vượt qua được kỳ sát hạch kiểm tra tại cửa khẩu tuần này, trong đó có 02 lô hàng của Việt Nam.

Theo đó, lô hàng 100 CTN (780kg) nước mắm thương hiệu Đại Thuận Tài của Nhà sản xuất/ xuất khẩu DAI THUAN TAI TRADING SERVICE ONE MEMBER CO., LTD do Doanh nghiệp Chang Hao Wholsale Co., LTD (Địa chỉ: 9F.-1, No. 46, Jinzhou St., Zhongshan Dist., Taipei City 10451, Taiwan) nhập khẩu, qua kiểm tra tại cửa khẩu phát hiện dư lượng chất bảo quản axit propionic (0.7 g/kg) không phù hợp với tiêu chuẩn.

Theo quan chức của TFDA, axit propionic chỉ được phép sử dụng trong bánh ngọt và bánh mì, còn các loại thực phẩm khác đều bị cấm dùng làm chất bảo quản. Vì nước mắm là gia vị nên axit propionic là chất không được có trong sản phẩm.

Trước đó, trong tháng 10, lô hàng 167 CTN (1.302,60 kg) nước mắm đóng chai thương hiệu Đại Thuận Tài của Nhà sản xuất/ xuất khẩu Công ty TNHH MTV dịch vụ thương mại Đại Thuận Tài do QIAN YU FOOD ENTERPRISE CO., LTD. (Địa chỉ: 1 F., No. 44, Ln. 1, Xing’an Rd., 17th Neighborhood, Xinyuan Township, Pingtung County 93243, Taiwan) nhập khẩu cũng phát hiện dư lượng axit propionic vượt mức cho phép.

Ngoài ra, trong lần này, TFDA cũng công bố lô hàng 27.000 kg khoai môn cắt lát đông lạnh (FROZEN TARO (BROKEN)) của Nhà sản xuất/ xuất khẩu BAU TROI DEP IMPORT AND EXPORT CO., LTD do Doanh nghiệp PU SHENG International Limited Company. (Địa chỉ: 6 F.-2, No. 20Qiancun Rd., Dafeng Vil., Daya Dist., Taichung City 428017, Taiwan) nhập khẩu, qua kiểm tra tại cửa khẩu phát hiện có dư lượng kim loại nặng chì (0.4 mg/kg) vượt mức cho phép (0.1 mg/kg).

Ngoài 02 lô hàng của Việt Nam, các sản phẩm được TFDA cảnh báo còn có nhân sâm tươi nhập khẩu từ Hàn Quốc, củ mã thầy nhập khẩu từ Trung Quốc, bột thì là nhập khẩu từ Ấn Độ, rau mầm hành nhập khẩu từ Nhật Bản và sốt chuối nhập khẩu từ Philippines.

Theo quy định của Đài Loan, các lô hàng không đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm tại cửa khẩu đã được yêu cầu trả về hoặc bị tiêu hủy.

 

Jamaica triển khai một sáng kiến mới để chống đánh bắt IUU

Jamaica đã chính thức hóa một nỗ lực lớn của nhiều cơ quan để chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong lĩnh vực thủy sản.

“Sáng kiến công lý xanh” được ra mắt vào ngày 23/11/2022 tại khách sạn AC ở Kingston, với một số cơ quan chính phủ ký kết một thỏa thuận nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành thủy sản, thông qua sự hợp tác chặt chẽ.

Bộ trưởng Bộ Tăng trưởng kinh tế cho biết ngành thủy sản đại diện cho cơ hội phát triển lớn nhất trong Bộ, nhưng ông cũng chỉ ra rằng trong những năm gần đây ước tính Jamaica đã bị thiệt hại lên tới 200 triệu USD do hoạt động đánh bắt IUU, với thiệt hại đáng kể từ hoạt động buôn bán ốc xà cừ và tôm hùm sinh lời cao.

Thông qua sáng kiến Công lý Xanh quốc tế, các quốc gia đang phát triển sẽ được hỗ trợ trong việc triển khai Tuyên bố Copenhagen mà Jamaica đã ký kết vào tháng 10/2021, nhằm thúc đẩy “Nền kinh tế Xanh bền vững và công bằng cho tất cả những quốc gia không có tội phạm nghề cá”.

Hơn nữa, trong một cuộc họp kỹ thuật được tổ chức vào đầu năm nay, các Quốc gia Thành viên CARICOM đã đồng ý tiếp nhận đề nghị hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ Na Uy theo Sáng kiến Công lý Xanh, được hỗ trợ bởi dự án Khả năng phục hồi Xanh của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Do đó, Cơ quan Quản lý Thủy sản Quốc gia hiện là một phần của Cộng đồng Công lý Xanh, nơi các quan chức chính phủ chủ chốt có quyền truy cập vào kiến thức, kết nối và hỗ trợ cần thiết để hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết tội phạm thủy sản.

Điều này bao gồm quyền truy cập vào các video học tập và các nguồn chính về các khía cạnh của tội phạm nghề cá; thiết lập một môi trường liên lạc an toàn và các tương tác ngang hàng từ các chuyên gia trên khắp

thế giới với sự hỗ trợ theo dõi tàu từ Trung tâm Theo dõi Tàu Quốc tế Na Uy, do Tổng cục Thủy sản Na Uy và Cơ quan Quản lý Bờ biển Na Uy điều hành.

Bộ trưởng cũng hoan nghênh đề xuất để Jamaica trở thành trung tâm của khu vực cho Sáng kiến Công lý Xanh.

Về phần mình, Giám đốc điều hành của Cơ quan Thủy sản Quốc gia, Tiến sĩ Gavin Bellamy cho biết việc ra mắt thể hiện một bước tiến trong việc cải thiện khả năng ngăn chặn IUU và tội phạm có tổ chức liên quan đến ngành thủy sản.

Tham dự buổi ký kết còn có đại diện Đại sứ quán Na Uy; Cơ quan chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức lớn (MOCA); Cơ quan Hải quan Jamaica; Cơ quan đất đai quốc gia; Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản; Viện Quy hoạch Jamaica (PIOJ); Bộ Lao động và An sinh xã hội; Cảng vụ Jamaica; Lực lượng Phòng vệ Jamaica (JDF); Lực lượng Cảnh sát Jamaica (JCF); Cơ quan Hộ chiếu, Nhập cư và Quốc tịch (PICA); Bộ Ngoại giao và Ngoại thương và các công ty khác trong ngành.

 

Ngành đồ hộp EU không thể cạnh tranh bằng chi phí

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất thủy sản đóng hộp Tây Ban Nha (ANFACO-CECOPESCA), khi lạm phát gia tăng ngành công nghiệp sản xuất hải sản đóng hộp của châu Âu cần tập trung vào việc tạo ra giá trị gia tăng, chất lượng và marketing trong khi không ngừng cố gắng cạnh tranh bằng chi phí.

Theo ông Roberto Carlos Alonso Baptista De Sousa, Tổng Thư ký hiệp hội ANFACO-CECOPESCA, chỉ cạnh tranh bằng chi phí không phải là giải pháp cho ngành sản xuất thủy sản đóng hộp của châu Âu.

Ông cho biết các thị trường mong đợi một sự phục hồi thương mại và kinh tế đáng kể sau đại dịch. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga – Ukraine đang khiến cho chi phí năng lượng cao hơn và chi phí sản xuất gia tăng đang khiến cho các nhà sản xuất gặp khó khăn về tài chính. Trong khi đó, lạm phát gia tăng đang “tấn công” người tiêu dùng, đặc biệt tại các nước châu Âu. Điều này gây ra sự không chắc chắn về việc liệu ngành có thể tạo ra giá trị trong "thời điểm khó khăn" này hay không và người tiêu dùng sẽ hành xử như thế nào trong thời gian còn lại của năm nay và đầu năm 2023.

Ông biết, thực tế không có sự tăng trưởng ròng tại thị trường châu Âu, và điều này là mối lo ngại đối với ngành sản xuất thủy sản đóng hộp Tây Ban Nha. Do đó, theo ông nếu không gia tăng được số lượng, cách duy nhất để tăng trưởng là gia tăng giá trị.

Mà để gia tăng giá trị, điều cần thiết phải là phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn chất lượng hiện có. Điều quan trọng là phải marketing và quảng bá lĩnh vực này một cách nghiêm túc và nghiêm ngặt với sự nhất quán trên các kênh kỹ thuật số.

Ông chỉ ra các tiêu chuẩn chất lượng cao và không khuyến khích các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Cá ngừ Bangkok 2022, CEO của Tri Marine Group cho biết 1 hộp cá ngừ tại Mỹ có giá khoảng 1 USD thấp hơn cả 1 cốc cà phê. Trước thực tế này, Ông Alonso cho biết ngành cần tìm ra cách để tạo ra giá trị và thu hút người tiêu dùng mặc dù sức mua của người tiêu dùng bị hạn chế.

Trong thỏa thuận xanh của Liên minh châu Âu, chiến lược tăng trưởng mới chính của EU nhằm chuyển nền kinh tế EU sang mô hình kinh tế bền vững, có những quy định về phát triển sẽ tác động đến ngành cá ngừ.

Chúng bao gồm việc sửa đổi các tiêu chuẩn marketing đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, khuôn khổ phát triển bền vững thực phẩm, và sửa đổi thuật ngữ để tránh “tẩy rửa xanh”. Nó cũng cho thấy trước các quy định kiểm soát hoạt động đánh bắt hải sản mới, bao gồm một công cụ kiểm soát khai thác để số hóa các họat động đánh bắt và hồ sơ đánh bắt, để tránh và ngăn chặn hải sản bị đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vào châu Âu.

Ông cũng đề cập đến tiêu chuẩn áp đặt nhiệt độ -18°C đối với việc nhập khẩu cá ngừ làm thực phẩm trực tiếp cho con người từ năm 2004 , lưu ý rằng tất cả các bên tham gia phải thực hiện để đảm bảo chất lượng cao nhất.

Ông chỉ ra rằng đầu tư vào công nghệ là cần thiết và việc thiếu nỗ lực chống lại thông tin sai lệch sẽ khuyến khích sự phổ biến của các sản phẩm như sản phẩm thay thế cá ngừ thuần chay.

Ông Alonso cho biết thực phẩm đóng hộp từng là sản phẩm "trú ẩn an toàn" trong thời kỳ đại dịch, điều này "rất tích cực". Ngành công nghiệp đóng hộp có thể cung cấp cá ngừ bất chấp những thách thức to lớn về logistic, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng và cho biết ngành này phải tiếp tục xây dựng niềm tin đó trong việc duy trì chất lượng.

Liên quan đến việc nhóm các sản phẩm cá ngừ được miễn thuế, ông Alonso cho rằng khả năng cá ngừ được NK với giá cạnh tranh là một công cụ thương mại mang lại sự linh hoạt cho các nhà chế biến hải sản. Tuy nhiên, cần phải phân biệt khả năng tạo ra giá trị gia tăng trong nghề cá từ việc NK nguyên liệu thô được đánh bắt IUU.

Khi người châu Âu mua nguyên liệu thô, họ đã giúp phát triển các tiêu chuẩn toàn cầu kể từ khi EU thực hiện và kiểm tra các thông lệ tốt nhất.

Ông nhấn mạnh một lần nữa rằng ngành công nghiệp châu Âu cần tiếp tục làm việc về chất lượng, điều này sẽ mang lại lợi ích cho toàn ngành cá ngừ.

 

Tin liên quan

Mời tham gia phiên tư vấn xuất nhập khẩu với thị trường Algeria(08/03/2024 10:32 SA)

Tiêu thụ đường ở Thái Lan tăng gấp bốn lần giới hạn được WHO khuyến nghị(08/03/2024 10:24 SA)

Xuất khẩu gạo tháng 1/2024 tăng trưởng tốt(08/03/2024 10:22 SA)

Xuất khẩu thủy sản của Na Uy tháng 1/2024 đạt 13,3 tỷ NOK(08/03/2024 10:16 SA)

Nguồn cung tăng lên, giá lúa hạ nhiệt(08/03/2024 10:14 SA)

Tin mới nhất

Mời tham gia phiên tư vấn xuất nhập khẩu với thị trường Algeria(08/03/2024 10:32 SA)

Tiêu thụ đường ở Thái Lan tăng gấp bốn lần giới hạn được WHO khuyến nghị(08/03/2024 10:24 SA)

Xuất khẩu gạo tháng 1/2024 tăng trưởng tốt(08/03/2024 10:22 SA)

Xuất khẩu thủy sản của Na Uy tháng 1/2024 đạt 13,3 tỷ NOK(08/03/2024 10:16 SA)

Nguồn cung tăng lên, giá lúa hạ nhiệt(08/03/2024 10:14 SA)