20 người đang online
°

Theo FAO, dù sản lượng khai thác thủy sản giảm 0,2%, sản lượng thủy sản dự kiến sẽ tăng 1,2% trên toàn cầu vào năm 2022, nhờ sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 2,6%.

Đăng ngày 18 - 01 - 2023
Lượt xem: 91
100%

Sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến đạt 92 triệu tấn vào năm 2022, gần bằng sản lượng khai thác thủy sản dự kiến đạt 92,1 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trong năm 2023, trong khi sản lượng khai thác thủy sản hầu như vẫn ổn định hàng năm, FAO chỉ ra.

 

Triển vọng cung – cầu gạo thế giới năm 2022/23

Trong báo cáo tháng 12/2022, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng gạo thế giới năm 2022/23 giảm 0,4 triệu tấn so với báo cáo trước đó, xuống 503,3 triệu tấn (quy xay xát), thấp hơn 2% so với mức kỷ lục của năm trước và là năm giảm so với năm liền trước lần đầu tiên kể từ niên vụ 2015/16. Đó sẽ là năm sản lượng gạo toàn cầu thấp nhất kể từ 2019/20.

So với báo cáo tháng trước, các con số trong báo cáo tháng này được điều chỉnh giảm đối với sản lượng ở Australia Brazil, Liên minh châu Âu, Panama và Hàn Quốc. Austrlia trồng và xuất khẩu gần như độc quyền loại gạo hạt vừa và hạt ngắn, còn Liên minh Châu Âu sản xuất và xuất khẩu chủ yếu là gạo hạt ngắn và trung bình. Do đó, hai lần điều chỉnh sản xuất này càng thắt chặt thêm tình trạng nguồn cung vốn đã rất hạn chế đối với loại gạo này, do sản lượng của California ở mức thấp nhất kể từ năm 1977/78 và Ai Cập không còn xuất khẩu một lượng gạo đáng kể nào nữa.

Những điều chỉnh về sản lượng như trên và ước tính lượng hàng tồn kho toàn cầu giảm dẫn đến dự báo tổng nguồn cung toàn cầu niên vụ 2022/23 giảm 1,2 triệu tấn xuống còn 685,6 triệu tấn, thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2019/20. Đây là lần đầu tiên nguồn cung gạo toàn cầu giảm kể từ vụ 2004/05.

Trên cơ sở hàng năm, Ấn Độ - quốc gia sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới - chiếm phần lớn sự sụt giảm sản lượng toàn cầu dự kiến, với sản lượng dự kiến sẽ giảm 6,3 triệu tấn xuống còn 124,0 triệu tấn. Nhà sản xuất số một toàn cầu - Trung Quốc - dự kiến sẽ sản xuất 147,0 triệu tấn gạo, giảm 2,0 triệu tấn so với kỷ lục niên vụ 2021/22. Sản lượng niên vụ 2022/23 của Pakistan dự kiến giảm 2,5 triệu tấn và của Mỹ dự kiến giảm gần 0,9 triệu tấn. Ngoài ra, sản lượng gạo dự kiến sẽ giảm ít nhất 100.000 tấn trong năm 2022/23 ở Australia, Bangladesh, Brazil, Liên minh châu Âu, Ghana, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Nigeria, Philippines, Sri Lanka và Tanzania.

Ngược lại, sản lượng năm 2022/23 dự kiến sẽ tăng ít nhất 100.000 tấn so với một năm trước đó ở Myanmar, Campuchia, Ai Cập, Indonesia, Iran, Mali, Thái Lan và Việt Nam. Vụ mùa của Ai Cập được dự đoán sẽ đạt mức tăng lớn nhất, tăng 0,7 triệu tấn lên 3,6 triệu tấn dựa trên diện tích thu hoạch lớn hơn và năng suất dự kiến cao hơn. Campuchia dự kiến sẽ thu hoạch một vụ mùa kỷ lục vào năm 2022/23.

Báo cáo tháng 12/2022 của USDA dự báo tiêu thụ gạo toàn cầu niên vụ 2022/23 giảm gần 0,9 triệu tấn so với báo cáo tháng liền trước, xuống còn 516,9 triệu, giảm 3,9 triệu tấn so với kỷ lục của năm trước. Brazil, Ấn Độ và Thái Lan chiếm phần lớn mức điều chỉnh giảm. Dự báo tiêu thụ nội địa của Ấn Độ giảm 0,5 triệu tấn xuống 108,5 triệu tấn, thấp hơn 2,8 triệu tấn so với một năm trước nhưng vẫn là mức cao thứ hai được ghi nhận. Ngược lại, dự báo tiêu thụ nội địa năm 2022/23 ở Canada, Cuba và Somalia được điều chỉnh tăng.

USDA dự báo tồn trữ gạo thế giới cuối niên vụ 2022/23 giảm 0,4 triệu tấn xuống 168,6 triệu tấn, thấp hơn 7,5% so với đầu niên vụ và là năm giảm thứ hai liên tiếp. Tồn kho toàn cầu niên vụ 2022/23 được dự báo ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2017/18. Tồn kho cuối niên vụ 2022/23 của Việt Nam giảm 0,6 triệu tấn xuống 1,1 triệu tấn, giảm 47% so với một năm trước đó và là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2018/19. Tồn kho cuối vụ 2022/23 của Thái Lan giảm 0,5 triệu tấn xuống 2,53 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ vụ 2006/07. Đối với cả hai quốc gia, dự trữ cuối kỳ trong báo cáo tháng 12 đều giảm, chủ yếu là do xuất khẩu mạnh hơn trong cả niên vụ 2021/22 và 2022/23. Dự báo tồn kho cuối năm 2022/23 cũng đã giảm trong tháng này đối với Australia, Brazil, Hàn Quốc, Oman và Syria. Những điều chỉnh giảm này đã được bù đắp một phần bởi những điều chỉnh tăng dự trữ cuối kỳ 2022/23 đối với Trung Quốc, Bờ Biển nga, Liên minh Châu Âu, Indonesia, Iraq, Philippines, Sri Lanka và Mỹ.

USDA nâng dự báo về xuất khẩu gạo năm 2023 ở Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam, nhưng giảm đối với xuất khẩu của Australia, Brazil và Mỹ. Dự báo về thương mại gạo toàn cầu trong năm dương lịch 2023 được điều chỉnh tăng 0,8 triệu tấn lên 53,8 triệu tấn, nhưng giảm 4% so với mức cao kỷ lục của năm trước và là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2019. Dự báo về xuất khẩu gạo Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam năm 2023 được điều chỉnh tăng bù đắp cho việc điều chỉnh giảm đối với xuất khẩu của Australia, Brazil, Liên minh châu Âu và Mỹ.

Về nhập khẩu trong năm 2023, dự báo điều chỉnh tăng đối với Angola, Australia, Canada, Trung Quốc, Cuba, Liên minh Châu Âu, Guatemala, Indonesia, Iraq, Philippines, Somalia và Sri Lanka trong khi giảm đối với Liberia, Libya, Panama, Quatar và Syria.

So với năm trước, dự báo xuất khẩu năm 2023 giảm ở Argentina, Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Pakistan, Nga, Senegal, Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay. Xuất khẩu của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 1,20 triệu tấn và của Pakistan giảm 0,80 triệu tấn, chủ yếu do sản luộng giảm. Ngược lại, xuất khẩu của Australia, Myanmar, Guyana và Thái Lan dự kiến sẽ tăng trong năm 2023. Xuất khẩu của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 0,6 triệu tấn lên 8,5 triệu - mức cao nhất kể từ năm 2018, chủ yếu nhờ xuất khẩu từ các đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ và Pakistan giảm. Xuất khẩu năm 2023 của Mỹ được dự báo là 2,25 triệu tấn, không thay đổi so với năm 2022, mức thấp nhất kể từ năm 1992.

Về mặt nhập khẩu toàn cầu năm 2023, Angola, Australia, Bangladesh, Benin, Campuchia, Canada, China, Costa Rica, Cote d'Ivoire, Egypt, Iraq, South Korea, Madagascar, Mali, Nicaragua, Nigeria, the Philippines, Senegal, Somalia , Sri Lanka, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam dự kiến sẽ nhập khẩu ít gạo hơn vào năm 2023 so với năm 2022. Một phần bù đắp cho sự sụt giảm nhập khẩu dự kiến này là nhập khẩu gạo tăng vào năm 2023 dự kiến cho Afghanistan, Cameroon, Congo (Kinshasa) Cuba, Ecuador, Liên minh Châu Âu , Ghana, Guinea-Bissau, Haiti, Kazakhstan, Kuwait, Liberia, Libya, Mexico, Mozambique, Nepal, Niger, Oman, Panama, Peru, Nga, Nam Phi, Thụy Sĩ, Syria, Tanzania, Thái Lan, Ukraine, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Vương quốc Anh, Mỹ, Venezuela và Yemen. Nhập khẩu của Mỹ và Châu Âu được dự đoán là cao kỷ lục.

 

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi năm 2022 gần bằng sản lượng đánh bắt tự nhiên

Theo FAO, dù sản lượng khai thác thủy sản giảm 0,2%, sản lượng thủy sản dự kiến sẽ tăng 1,2% trên toàn cầu vào năm 2022, nhờ sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 2,6%.

Theo dữ liệu của FAO, con số  2,6% vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng dài hạn 3,7% từ năm 2015 đến năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do các nhà sản xuất phải  đối mặt với chi phí đầu vào cao và một số bất ổn thị trường, chẳng hạn như giá cước vận tải cao và sức mua giảm. Ngược lại, giá nhiên liệu cao, hạn ngạch đối với các kho dự trữ chính thấp hơn và thời tiết xấu ở một số ngư trường chính đều góp phần làm sản lượng khai thác thủy sản chậm lại, dự báo sẽ giảm 0,2% vào năm 2022.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến đạt 92 triệu tấn vào năm 2022, gần bằng sản lượng khai thác thủy sản dự kiến đạt 92,1 triệu tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trong năm 2023, trong khi sản lượng khai thác thủy sản hầu như vẫn ổn định hàng năm, FAO chỉ ra.

FAO cũng lưu ý rằng giá các sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã giảm kể từ tháng 6 khi giá thủy sản tổng thể đạt mức cao lịch sử, mặc dù chúng vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Giá các sản phẩm nuôi trồng thủy sản gần đây đã giảm trở lại mức trước đó, chủ yếu nhờ chi phí thức ăn giảm

“Nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng và có khả năng làm tăng độ nhạy cảm về giá trong tương lai gần. Nguồn cung khan hiếm hơn đã khiến giá đánh bắt thủy sản ở mức cao, với hạn ngạch hạn chế đối với cá thịt trắng chính và thủy sản nổi nhỏ gây áp lực tăng giá," báo cáo cho biết.

Theo FAO, khối lượng thương mại tính theo trọng lượng sống tương đương cũng tăng vào năm 2022, giá trị cũng tăng đáng kể chủ yếu do giá cá hồi tăng vọt trong nửa đầu năm và giá cá thịt trắng và cá nổi nhỏ duy trì ở mức cao.

Nhìn chung, giá trị thương mại thủy sản toàn cầu được dự đoán sẽ tăng 10,7% lên 193,5 tỷ USD vào năm 2022. Trung Quốc đại lục, Chile, Ecuador và Na Uy đóng góp phần lớn mức vào tăng này. TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)