54 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 4/3/2021

Đăng ngày 06 - 03 - 2021
Lượt xem: 24
100%

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù xuất khẩu tháng 1/2021 tăng trưởng khá.

 

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù xuất khẩu tháng 1/2021 tăng trưởng khá.


Xuất khẩu rau quả trong quý I/2021 vẫn nhiều khó khăn

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù xuất khẩu tháng 1/2021 tăng trưởng khá.

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 1/2021 tăng trưởng trở lại, sau khi giảm liên tiếp kể từ tháng 9/2020.

Theo thông lệ hàng năm, thời điểm trước Tết Nguyên đán Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu hàng rau quả để phục vụ nhu cầu tiêu thụ tăng cao tại thị trường nội địa. Vì vậy, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc trong tháng 1/2021 đạt 182,92 triệu USD, tăng 24,4% so với tháng 12/2020, tăng 5,4% so với tháng 01/2020.

Tháng 1/2021 cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam có sự dịch chuyển rõ nét, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm xuống còn 59,1%, từ mức 61,7% trong tháng 01/2020. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường như Thái Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, thị trường Đài Loan… tăng.

Triển vọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong quý I/2021 vẫn gặp nhiều khó khăn, mặc dù xuất khẩu trong tháng 1/2021 tăng trưởng khá. Trong tháng 2/2021, dịp nghỉ lễ Tết nguyên Đán kéo dài làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu hàng hóa, trong đó có mặt hàng rau quả. Làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

Diễn biến dịch Covid-19 khó lường đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam, đặc biệt là khó khăn về việc thay đổi thị hiếu do thay đổi thói quen và thủ tục nhập khẩu siết chặt do dịch bệnh. Doanh nghiệp cần tăng cường giám sát chất lượng hàng hoá, tránh vi phạm quy định của các nước về tiêu chuẩn, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn thực phẩm để quá trình thông quan không bị ảnh hưởng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương cho biết từ ngày 4/3/2021 Hàn Quốc sẽ nhập khẩu cà rốt trở lại. Đây là thị trường xuất khẩu cà rốt lớn của tỉnh, chiếm khoảng 40% sản lượng xuất khẩu. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ lượng cà rốt đang tồn đọng ở tỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trước đó, tháng 12/2020, Hàn Quốc có thông báo ngừng nhập khẩu cà rốt trên toàn Việt Nam do lo ngại nhiễm tuyến trùng.

 

Rau quả Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Thái Lan ​

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tháng 1/2021, Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan khoảng 7,2 triệu USD rau quả. Trong khi đó, số lượng rau quả từ Việt Nam xuất sang nước này cao gấp 2,2 lần, với giá trị lên tới 16,2 triệu USD.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 1/2021 của Việt Nam ước đạt 260 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả với giá trị khoảng 147 triệu USD (chiếm 56,5% thị phần); tiếp theo là Hoa Kỳ với 16,3 triệu USD, Nhật Bản là 10,5 triệu USD, Hàn Quốc là 9,2 triệu USD…

Đáng chú ý, thị trường Thái Lan liên tục gia tăng giá trị nhập khẩu rau quả từ Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 1/2021, Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan khoảng 7,2 triệu USD rau quả. Trong khi đó, giá trị rau quả từ Việt Nam xuất sang nước này cao hơn gấp 2,2 lần, với con số lên tới 16,2 triệu USD (tăng 95% so với tháng 12/2020).

Trước đó, trong tháng 12/2020, giá trị nhập khẩu rau quả của hai nước xấp xỉ nhau. Việt Nam nhập khẩu rau quả của từ Thái đạt 8,5 triệu USD; còn hàng rau quả từ Việt Nam sang Thái là 8,2 triệu USD. Các loại mặt hàng rau quả chủ lực của Việt Nam sang Thái Lan là thanh long ruột đỏ và ruột trắng, xoài, nhãn, vải…

Trước nay, Việt Nam vẫn nhập siêu rau quả từ Thái Lan với giá trị lớn. Tuy nhiên, trong năm 2020, tình thế đã đảo ngược, lượng rau quả từ Việt Nam xuất sang Thái Lan đạt 157 triệu USD, tăng tới 209,7% so với năm 2019. Với giá trị này, Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ 3 trong những thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ).

Trong khi đó, nhập khẩu rau quả từ Thái Lan trong năm qua giảm mạnh. Nếu như trong năm 2019, nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt giá trị 487 triệu USD, trong năm 2020 giảm xuống còn 78 triệu USD, mức giảm tới 84%. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam xuất siêu rau quả sang Thái Lan.

 

Xuất khẩu cá tra hồi phục nhưng nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời

Tổng cục Thủy sản cho biết, xuất khẩu cá tra đã hồi phục nhưng nguồn cung lại chưa đáp ứng kịp thời.

Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, cuối năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được khống chế, sự phục hồi của các thị trường nhập khẩu cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp, người nuôi cá nên sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra đã có những chuyển biến tích cực, nhưng ngành cá tra lại rơi vào trạng thái thiếu nguồn cung cục bộ.

Diện tích thả nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.700ha nhưng hiện chỉ có 1.800ha trong giai đoạn thu hoạch, được đánh giá là mức thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Nguồn cung cá tra được dự báo sẽ khó có thể mở rộng để cung ứng kịp thời nhu cầu trong vòng 3 đến 6 tháng tới vì người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ, theo thông tin từ nguồn tiêu thụ cá tra từ các quốc gia trên thế giới, nguồn tiêu thụ từ các kênh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn tại Mỹ, Trung Quốc, châu Âu tiếp tục phục hồi mạnh trở lại về mức trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19, với hơn 70% so với các kênh tiêu thụ khác.

Các chuyên gia ngành cá tra phân tích, nguyên nhân chính là do giá cá tra nguyên liệu trong giai đoạn cuối năm 2019, đầu năm 2020 thấp khiến người nuôi không có động lực để mở rộng vùng nuôi hoặc tiếp tục thả nuôi.

Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trong trường hợp nguồn cung nguyên liệu thấp sẽ khiến giá cá tra khả quan hơn. Đồng thời, với sự cộng hưởng của các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực theo thời gian, giá trị sản phẩm cá tra Việt Nam lưu hành trên thị trường thế giới sẽ cao hơn.

 

Nga dự báo xuất khẩu lúa mì niên vụ 2020/21 tăng 1,2 triệu tấn

Nga là một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Năm tiếp thị 2020/21 bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021.

Công ty tư vấn nông nghiệp Nga Sovecon cho biết họ đã nâng dự báo xuất khẩu lúa mì niên vụ 2020/21 của Nga tăng 1,2 triệu tấn lên 39,1 triệu tấn do tốc độ vận chuyển nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Nga đã tăng gấp đôi thuế xuất khẩu lúa mì lên 50 Euro (tương đương 60 USD) mỗi tấn từ thứ hai ngày 1/3 trong nỗ lực kiềm chế lạm phát giá lương thực cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thuế xuất khẩu đang duy trì ở mức ở mức 25 Euro/tấn có hiệu lực từ ngày 15-28/2.

Ước tính (mới) phản ánh tốc độ tăng nhanh của các lô hàng trong những tháng gần đây - trước khi áp dụng thuế xuất khẩu bắt đầu từ ngày 15/2.

Nguồn cung tăng trước khi thuế xuất khẩu mới được áp dụng đối với lúa mì kể từ ngày 2/6 và các lô hàng đến Kazakhstan tăng nhanh hơn về số lượng, nơi có chung khu vực hải quan tự do với Nga, cũng sẽ hỗ trợ xuất khẩu tổng thể của Nga trong những tháng tới.

Nga là một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Năm tiếp thị 2020/21 bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021. TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất