50 người đang online
°

Xuât nhập khẩu 13/3/2021

Đăng ngày 13 - 03 - 2021
Lượt xem: 49
100%

thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ trong tháng 1/2021 đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước, tăng 71,7% so với tháng 1 năm 2020.

 

thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ trong tháng 1/2021 đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước, tăng 71,7% so với tháng 1 năm 2020.

Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ tăng trưởng

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ trong tháng 1/2021 đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,1% so với tháng trước, tăng 71,7% so với tháng 1 năm 2020.

Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1,5 triệu USD, giảm 3,8 so với tháng trước, nhưng tăng mạnh 215,8% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 19,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiếp đến là mặt hàng dệt may, đạt 1,3 tỷ USD, giảm 2,9% so với tháng trước, nhưng tăng 7,8% so với cùng kỳ, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 3 là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 128,8% so với tháng trước và tăng 177,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung trong tháng 1/2021 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường Mỹ hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trên 100% là: sản phẩm từ chất dẻo; sản phẩm từ cao su; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; cao su; sản phẩm hóa chất và hóa chất; sắt thép các loại xuất khẩu đạt tăng trưởng trên 200%.

 

Thủy sản xuất khẩu mạnh sang EU nhờ hiệp định thương mại

Nhờ có Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường EU tiếp tục được cải thiện...

Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam của Việt Nam trong tháng 1/2021 tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 44 triệu USD, trong đó các thị trường chính đều tăng trưởng mạnh như Australia, Italy, Bồ Đào Nha, Trung Quốc…

Mức tăng trưởng này, theo nhìn nhận của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), là do năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2, nên thời gian sản xuất và xuất khẩu nhiều hơn so với tháng 1 năm trước.

Trong tổng cơ cấu mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam, mực chiếm 52%, bạch tuộc chiếm 448%. Giá trị XK bạch tuộc và mực tăng so với cùng kỳ. Hiện, xuất khẩu mực và bạch tuộc chế biến (HS 16) đều giảm lần lượt là 29% và 18% so với cùng kỳ. Mực khô/nướng (HS 03) là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất 36% đạt 10 triệu USD.

Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc trong tháng 1 tiếp tục tăng nhưng mức tăng trưởng không cao, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 18 triệu USD.

Theo Vasep, đầu năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã được khống chế, thêm vào đó năm nay kỳ nghỉ tết nguyên đán diễn ra vào tháng 2 nên đã giúp thời gian thực hiện hoạt động xuất khẩu nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này dự kiến sẽ tăng trong những tháng tới.

Tại thị trường Trung Quốc, sau một thời gian bất ổn vì đại dịch Covid-19, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng cao ấn tượng so với cùng kỳ, tăng 224% so với tháng 1/2020, và đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tháng 1. Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các sản phẩm như mực nang nguyên con làm sạch đông lạnh, mực ống đã phân loại đông lạnh, mực tẩm bột Tempura đông lạnh, mực khô, bạch tuộc cắt đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU cũng đang có sự tăng trưởng. Đơn cử như xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Bồ Đào Nha đang tăng mạnh 430% so với cùng kỳ; xuất khẩu sang Italy cũng đang tăng tới 34%.

Vasep cho rằng, sau một thời gian chịu tác động của thẻ vàng IUU, cộng thêm tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Tuy nhiên, nhờ có Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam – EU, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường EU tiếp tục được cải thiện. EU hiện đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Ngoài ra, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang khối thị trường tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang có sự tăng trưởng. Trong đó, Nhật Bản, Australia và Malaysia đang là các thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong khối thị trường này.

Nhật Bản, hiện đang là thị trường nhập khẩu mực , bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam. Nhật Bản trong tháng 01/2021 đạt gần 8 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như mực nang đông lạnh, mực ống cắt khoanh đông lạnh, mực ống nguyên con làm sạch sushi ăn liền đông lạnh, mực ống đông lạnh Geso, mực ống đông lạnh Sugata, mực ống đông lạnh Sushi, mực ống slice đông lạnh Marusaki, mực nang cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc tẩm bột đông lạnh, surimi bạch tuộc đông lạnh, bạch tuộc chế biến đông lạnh, bạch tuộc cắt chần đông lạnh, bạch tuộc cắt luộc đông lạnh…

Vasep dự kiến xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam thời gian tới dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi dịch Covid-19 đang dần dần được khống chế trên toàn thế giới, nguồn cung nguyên liệu sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của thế giới.

 

Thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày tháng 1/2021

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày về Việt Nam tháng 1/2021 giảm 6,4% so với tháng 12/2020, đạt 528,6 triệu USD; so với tháng 1/2020 thì tăng mạnh 44,4%. 

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 51,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 270,88 triệu USD, tăng 4,7% so với tháng 12/2020; so với tháng 1/2020 cũng tăng mạnh 49,6%.

Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng 8,2%, đạt 43,4 triệu USD, giảm 24% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 8,9% so với tháng 1/2020.

Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 36,46 triệu USD, giảm 5,9% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 39% so với tháng 1/2020. Nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 34,51 triệu USD, giảm 3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 45% so với tháng 1/2020.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày sang các thị trường trong tháng 1/2021 đạt 170,25 triệu USD, giảm 3,3% so với tháng 12/2020 nhưng tăng 32,9% so với tháng 1/2020.

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. So với cùng kỳ năm trước, sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4%; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Bộ Công Thương nhận định, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

 

Trung Quốc: Nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm giảm nhẹ do sự chậm trễ của nguồn cung

Sản lượng đậu tương của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2/2021 đạt 13,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với 13,51 triệu tấn một năm trước đó.

Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong hai tháng đầu năm 2021 giảm nhẹ so với một năm trước đó, do thời tiết có mưa kéo dài ở Brazil - nhà xuất khẩu hàng đầu làm chậm một số lô hàng xuất khẩu đi các nước trong đó có Trung Quốc.

Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, sản lượng đậu tương của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2/2021 đạt 13,41 triệu tấn, giảm 0,8% so với 13,51 triệu tấn một năm trước đó.

Cơ quan Hải quan Trung Quốc công bố dữ liệu thương mại sơ bộ cho tháng 1 và tháng 2 cùng nhau thay vì riêng biệt để làm dịu các số liệu sụt giảm bởi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài một tuần vào giữa tháng hai.

Nhập khẩu đậu tương đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2020 khi các nhà đầu tư tăng cường mua hàng với biên lợi nhuận được cải thiện và nhu cầu lành mạnh từ ngành chăn nuôi lợn.

Để thực hiện cam kết song phương trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đạt được vào tháng 1/2020. Trong quý IV, các nhà nhập khẩu Trung Quốc thường chuyển sang nhập khẩu đậu tương từ Mỹ khi đậu Mỹ chiếm lĩnh thị trường.

Bắc Kinh cũng thúc đẩy mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, trong đó có đậu tương, các nhà máy nghiền của Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu mua đậu tương từ Brazil vào đầu năm khi vụ mùa mới bắt đầu, nhưng mưa đã làm chậm quá trình thu hoạch và xuất khẩu ở Brazil, điều đó đã thúc đẩy Trung Quốc nhập khẩu đậu tương từ Mỹ.

Nhu cầu của Trung Quốc tăng cao do phát triển lại đàn lợn, trước đó đã bị tàn phá bởi căn bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, các đợt bùng phát dịch gần đây đang làm ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn ở một số tỉnh phía bắc và đông bắc, làm giảm nhu cầu về bột đậu tương, một thành phần quan trọng trong thức ăn chăn nuôi.

Các nhà máy nghiền của trung quốc đã sử dụng khô đậu tương để nghiền thành bột đậu tương dùng cho chăn nuôi và chế biến dầu ăn.

Nhập khẩu dầu thực vật của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 2 đã tăng 48% so với một năm trước đó lên 2,04 triệu tấn, trong bối cảnh giá nội địa cao và nhu cầu mạnh mẽ.

Giá dầu đậu tương tương của Trung Quốc tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá hạt cải dầu tăng 70%.

 

Đức có thể xuất khẩu thịt lợn trở lại Việt Nam

Đức đã thuyết phục được một số nước chấp nhận nhập khẩu thịt lợn từ các khu vực không có dịch ASF của Đức.

Sau sự bùng phát của bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) ở Đức, nhiều nước đã cấm nhập khẩu thịt lợn Đức. Trong các cuộc đàm phán mới đây, Bộ Nông nghiệp và Lương thực Đức đã thuyết phục được một số nước chấp nhận "khái niệm khu vực hóa", tức là có thể nhập khẩu thịt lợn từ các khu vực không có dịch ASF của Đức.

Thỏa thuận này cũng đã đạt được đối với Việt Nam, nghĩa là Đức có thể xuất khẩu thịt lợn tươi trở lại Việt Nam. Sau các cuộc đàm phán, Bộ cũng đã đạt được những thỏa thuận như: Singapore cũng đã đồng ý thỏa thuận khu vực hóa. Các nước Brazil, Achentina, Nam Phi và Hàn Quốc cũng đã bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm nhập khẩu đối với các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến hoặc các sản phẩm từ lợn của Đức.

Ngay sau lần đầu tiên phát hiện ra dịch ASF ở lợn rừng, Đức đã có các cuộc đàm phán với Bosnia-Herzegovina và Canada để nhập khẩu thịt lợn tươi từ các trang trại nằm ở khu vực không có dịch ASF.

Thái Lan đã có tín hiệu tích cực đầu tiên là không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu, trước đó lệnh cấm có thời hạn ba tháng. Điều này có nghĩa là một số công ty đã được Thái Lan chấp thuận nhập khẩu. Bộ Nông Nghiệp – Lương thực Thái Lan (BMEL) đã bắt đầu thủ tục mở cửa thị trường chính thức.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Lương thực Đức hiện cũng đang liên hệ đàm phán khu vực hóa với Trung Quốc.

Trong Liên minh châu Âu, xuất khẩu thịt lợn của Đức vẫn tiếp tục được thực hiện vì khái niệm khu vực hóa đã được công nhận, do đó, xuất khẩu thịt lợn trong nội khối EU chỉ bị cấm đối với những trang trại nằm trong khu vực hạn chế. TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất