57 người đang online
°

Sản Xuất Kinh Doanh 27/11/2021

Đăng ngày 27 - 11 - 2021
Lượt xem: 19
100%

Trong tháng 10 năm nay, trong số các thị trường NK chính, XK tôm sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc tăng; XK sang Trung Quốc tiếp tục giảm.

 

Trong tháng 10 năm nay, trong số các thị trường NK chính, XK tôm sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc tăng; XK sang Trung Quốc tiếp tục giảm.


Tháng 10/2021, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm nhẹ

Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng 8 và 9 năm nay, XK tôm Việt Nam tháng 10/2021 đã đạt gần bằng giá trị XK của cùng kỳ năm ngoái với 425,3 triệu USD, giảm nhẹ 1,5%. Sau nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất tuy nhiên phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện tại, số ca nhiễm tại khu vực ĐBSCL lại có xu hướng tăng, càng khiến doanh nghiệp thêm phần áp lực.

Trong tháng 10 năm nay, trong số các thị trường NK chính, XK tôm sang các thị trường Mỹ, EU, Hàn Quốc tăng; XK sang Trung Quốc tiếp tục giảm.

Về sản phẩm XK, tính tới tháng 10 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam (chiếm 77% tổng các sản phẩm tôm XK) tăng 9% trong khi giá trị XK tôm sú (chiếm tỷ trọng 16%) tăng 1,8%, giá trị XK tôm biển giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về sản lượng, tháng 10/2021, sản lượng tôm chân trắng ước đạt 85,3 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái; tôm sú ước đạt 33,6 nghìn tấn, giảm 0,9%. Giá tôm chân trắng nguyên liệu tăng ở tất cả kích cỡ tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường Mỹ

Tháng 10/2021, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 117,7 triệu USD, tăng 19% so với tháng 10/2020. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 892,7 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhu cầu NK tôm của Mỹ từ Việt Nam khá ổn định kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới. Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh tại Việt Nam, XK tôm sang Mỹ chỉ giảm trong tháng 8 và nhanh chóng phục hồi trở lại trong tháng 9.

Nhu cầu tôm cỡ lớn của Mỹ đang hồi phục, Mỹ cũng có nhu cầu cao với sản phẩm tôm thịt tươi/đông lạnh (PD) của Việt Nam. Từ nay đến cuối năm, XK tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng, đà tăng trưởng này sẽ kéo dài đến quý I/2022.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), Mỹ NK 74.040 tấn tôm trong tháng 9/2021, giảm 1% so với tháng 9/2020.Giá trị NK tôm của Mỹ tiếp tục tăng trong tháng 9, với giá trị đạt 683,06 triệu USD, tăng 5% so với tháng 9/2020.

Thị trường EU

Tháng 10/2021, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt gần 74 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10/2020. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt gần 482 triệu USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ đầu năm đến nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tốc độ tăng trưởng khá tốt. Nhu cầu NK tôm của EU trong những tháng cuối năm nay vẫn tiếp tục tăng.

Ba thị trường NK chính tôm Việt Nam trong khối EU là Đức, Hà Lan và Bỉ. Tính tới tháng 10/2021, XK tôm sang Đức và Hà Lan tăng lần lượt 17% và 0,6%, XK sang Bỉ tăng 7%.

Kinh tế EU đang trên đà hồi phục và được dự báo trở lại bình thường ngay từ năm 2022. Để khôi phục kinh tế hậu COVID-19, EU đã kích hoạt nhiều gói hỗ trợ, giải ngân các quỹ khôi phục sản xuất nhằm xây dựng lại các chuỗi cung ứng hàng hóa. Những tháng cuối năm nay, EU rất khan hiếm hàng hóa bởi nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch COVID-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm của người dân EU tăng. Đây là lợi thế cho các nhà cung cấp của Việt Nam sang EU.

Thị trường Trung Quốc

Tháng 10 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 43,5 triệu USD, giảm 36,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 10 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 341,5 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm liên tục từ đầu năm tới nay. Nguyên nhân là do chính sách kiểm soát quá chặt chẽ virus corona trên thủy sản NK khiến thông quan tại các cảng ở Trung Quốc bị ách tắc.

Ngoài ra, ngành sản xuất và XK thủy sản Trung Quốc bị ảnh hưởng giảm bởi dịch Covid nên dường như nước này cũng muốn bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản nội địa, nên tìm cách hạn chế NK. Trung Quốc cũng đã và đang tăng cường truyền thông mạnh người dân sử dụng sản phẩm của Trung Quốc.

Sau khi nới lỏng giãn cách để phòng dịch từ giữa tháng 9, DN đang từng bước phục hồi sản xuất tuy vậy còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cần thiết nhất lúc này là người lao động được tiêm đầy đủ vaccine, cùng với các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, để DN có thể khôi phục tối đa công suất hoạt động, tận dụng cơ hội từ phía các thị trường nhập khẩu. Dự kiến, XK tôm Việt Nam cả năm 2021 đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2020.

 

Giá gạo Ấn Độ thấp nhất 3 tháng, gạo Thái Lan tăng, gạo VN giảm

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tuần qua giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tháng do nhu cầu giảm sút từ khách hàng Châu Phi, trong khi đà giảm giá gạo Việt Nam được hạn chế bởi nguồn cung thấp.

Cụ thể, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ có giá 354 - 360 USD/tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 8, so với mức 359 – 364 USD/tấn trước đó một tuần.

Reuters dẫn lời một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, Andhra Pradesh cho biết: "Người mua đang trì hoãn việc mua hàng vì giá đã giảm trong vài tuần qua. Họ đang kỳ vọng giá sẽ giảm hơn nữa".

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm xuống còn 425 - 430 USD/tấn từ mức 430- 435 USD/tấn một tuần trước đó.

Một thương nhân có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Giá giảm theo xu hướng giảm chung (cùng các nước xuất khẩu khác), bao gồm Ấn Độ và Pakistan”.

Tuy nhiên, nguồn cung trong nước giảm nhiều khả năng sẽ ngăn giá tiếp tục giảm trong những tuần tới, bởi vụ thu hoạch tiếp theo dự kiến sẽ vào khoảng cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Tại Thái Lan, gạo 5% tấm giá tuần qua tăng lên 385- 395 USD/tấn, từ mức 377- 383 USD/tấn của tuần trước đó, do đồng baht tăng so với USD và nhu cầu mạnh lên sau khi giá gạo Thái giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2017.

Các thương nhân cho biết, chi phí logistics cao đã ảnh hưởng đến lĩnh vực xuất khẩu nói chung của Thái Lan, qua đó cũng ảnh hưởng đến doanh số bán gạo.

"Nhu cầu đã dần được cải thiện do giá trong nước tuần trước giảm, nhưng chi phí vận chuển vẫn cao, cản trở hoạt động giao dịch”, Reuters dẫn lời một thương nhân ở Bangkok cho biết.

 

Sản lượng cá nuôi toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2022

Dự báo của GOAL là sản lượng nuôi các loài cá thương phẩm chính trên toàn cầu sẽ vượt quá 40 triệu tấn vào năm 2022.

Theo kết quả của cuộc khảo sát sản lượng nuôi trồng thủy sản năm nay do Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GOAL) thực hiện và được trình bày tại sự kiện hàng năm của tổ chức này, sau nhiều năm phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, nuôi trồng thủy sản toàn cầu có khả năng chỉ tăng nhẹ về sản lượng vào năm 2022. Dự báo của GOAL là sản lượng nuôi các loài cá thương phẩm chính trên toàn cầu sẽ vượt quá 40 triệu tấn vào năm 2022.

Phát biểu tại diễn đàn trực tuyến ngày 17/11/2021, nhà phân tích cấp cao của Rabobank, Gorjan Nikolik, đã phân tích triển vọng về sản lượng tất cả các loài cá nuôi chính năm 2021. Xu hướng chung là ngành này đã ổn định, tăng trưởng chậm lại vào năm 2020 sau khi đạt được tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 4,5% trong thập kỷ trước. Phần lớn xu hướng của ngành chi phối bởi xu hướng sản xuất cá chép, chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Tuy nhiên, bức tranh tăng trưởng trong năm nay là 2,5% và năm sau là 2,7% cho thấy có vẻ như ngành đang phát triển chậm hơn một chút. Dự báo của GOAL là sản lượng nuôi các loài cá thương phẩm chính trên toàn cầu sẽ vượt quá 40 triệu tấn vào năm 2022.

Cá hồi: Biến động khu vực nhưng ổn định toàn cầu

Khi xem xét loài có giá trị nhất, cá hồi, Nikolik lưu ý rằng khối lượng cá xuất ra khỏi Na Uy vào năm 2021 sẽ tăng hơn 10% trong năm nay, trái ngược hoàn toàn với mức giảm 14% của Chile. Năm tới, dự đoán hai nhà sản xuất lớn sẽ tăng sản lượng lần lượt là 4,6% và 8,8%, theo khảo sát của GOAL.

Tại Anh và Canada, sản lượng vẫn khá ổn định trong năm nay và có khả năng ổn định trong năm tới; trong khi đó, ở Quần đảo Faroe, sản lượng hàng năm lần đầu tiên tăng trên 100.000 tấn vào năm 2021.

Dự báo tăng trưởng sản lượng cá hồi tiếp tục ở mức 4,4% trong năm nay. Nguồn cung dự báo sẽ tăng thêm 5% vào năm 2022, ông nói.

Sản lượng của Chile đã ổn định trở lại vào năm 2021 sau sự suy giảm nguồn cung hồi đầu thập kỷ, trong khi của Na Uy cũng không thay đổi. Trên thực tế, hầu hết tăng trưởng nguồn cung cá hồi vân trong năm nay đến từ các nước khác như Phần Lan, Trung Quốc, Đan Mạch, Nga, Thụy Điển và những nước khác.

Cả năm nay và năm tới, sản lượng thu hoạch cá chẽm và cá tráp dự kiến vẫn ở mức thấp tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ từng là thị trường chính đối với cá chẽm và cá tráp, và đã vượt qua Hy Lạp để trở thành nhà sản xuất lớn nhất của từng quốc gia này trước năm 2020. Tuy nhiên, giá thấp trong thời kỳ đại dịch đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành, Nikolik nói. Ở các nước sản xuất khác xung quanh Địa Trung Hải, sản lượng thu hoạch ngoài Tây Ban Nha, Ý và Bắc Phi dự kiến sẽ không thay đổi trong cả năm nay và năm 2022.

Cá rô phi: Brazil, Ai Cập, Trung Quốc thúc đẩy sự phục hồi của ngành rô phi

Một ngành dường như đang phục hồi tốt sau đại dịch là cá rô phi, mặc dù sự phát triển ổn định của ngành này không có nghĩa là tăng trưởng mạnh như trong thập kỷ qua.

Với cá rô phi có hai nước lớn: Trung Quốc và Indonesia. Cả hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là Indonesia"

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, tăng trưởng đã chậm lại kể từ sau đại dịch, với khối lượng dự kiến sẽ tăng dưới 1% trong năm nay và năm tới. Trong khi đó, ở Indonesia, sau 4 năm sản xuất ổn định, thu hoạch cả nước được dự đoán sẽ tăng 6,1% vào năm 2022.

Năm nay tăng trưởng cá rô phi đã cao hơn trong ở các thị trường châu Á khác như Bangladesh, Philippines, Thái Lan và thậm chí cả Việt Nam, vốn nổi tiếng về sản xuất cá tra.

Ở châu Phi, Ai Cập tiếp tục thống trị khối lượng, trong khi tốc độ tăng trưởng trước đại dịch đạt trung bình 7,6%, thì từ năm 2020 trở đi, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại gần 3%. Tăng trưởng sản lượng thậm chí còn chậm hơn ở Châu Phi cận Sahara, nơi nguồn nước ngọt và nguồn vốn khả dụng hạn chế đã hạn chế tăng trưởng sản xuất ở một số nhà sản xuất lớn.

Nhưng khu vực chứng kiến sự tăng trưởng nhanh nhất hiện nay là Mỹ Latinh. Brazil đang trên đà tăng sản lượng lên 10,5% vào năm 2021, và có thể sản lượng thu hoạch cá rô phi sẽ vượt quá 400.000 tấn vào năm tới. Các nhà sản xuất Mỹ Latinh lớn khác là Colombia và Mexico cũng có một số tăng trưởng trong giai đoạn khảo sát.

Rõ ràng xu hướng sản xuất ở Trung Quốc, Indonesia và Ai Cập chi phối xu hướng cá rô phi toàn cầu, chiếm 75% tổng sản lượng cá rô phi. Trong hầu hết các trường hợp, cá rô phi đang trở thành một ngành công nghiệp trưởng thành hơn và điều đó được thể hiện ở mức tăng trưởng 1,5%, mặc dù phục hồi lên 3,7% trong năm tới, vì vậy có thể sẽ còn tăng trưởng thêm trong tương lai.

Cá tra: Một năm phát triển mạnh mẽ của Việt Nam

Một ngành đang đi ngược xu hướng là cá tra, nơi sản xuất chính của Việt Nam đã tăng trưởng sản lượng nhanh chóng trong những năm gần đây và tiếp tục xu hướng đó vào năm 2021.

Tất cả điều này là do nhu cầu mới xuất hiện ở Trung Quốc và gần đây là từ Mỹ. Bạn có thể thấy sau một vài năm tăng trưởng chậm lại, cá tra Việt Nam đã trở lại mạnh mẽ, và quy mô không phù hợp vì thực tế tất cả tăng trưởng đã được tạo ra trong vài năm qua. Dữ liệu khảo sát của GOAL cho thấy Việt Nam có thể đạt hơn 1,8 triệu tấn cá tra vào năm 2021.

Dự báo tổng sản lượng cá tra toàn cầu có thể tăng 6% trong năm nay, với tốc độ tăng trưởng 2,1% dự kiến trong năm tới khi sản lượng toàn cầu tăng vọt lên hơn 3 triệu tấn.

Khi đưa thêm sản xuất cá da trơn vào dữ liệu, bức tranh thậm chí còn trở nên tươi sáng hơn. Được thúc đẩy bởi sản xuất trong nước mạnh mẽ từ Indonesia, tổng sản lượng các loại cá da trơn dự kiến sẽ vượt qua mốc 5 triệu tấn vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng dự báo ở mức 9% vào năm 2021 và 6,1% vào năm 2022.

Nikolik nói thêm: "Có sản xuất cá da trơn ở nhiều nước khác, chủ yếu là châu Mỹ Latinh. Hiện tại, việc sản xuất cá da trơn ở đó là không hợp pháp, đó là lý do tại sao nó không được báo cáo nên chúng tôi không thể nắm bắt được dữ liệu đó". "Cũng có một số dữ liệu ở Châu Phi không được thu thập, vì vậy có rất nhiều khả năng ngành công nghiệp cá da trơn lớn hơn thế này một chút. "

Cá chép: Tăng trưởng sản xuất bằng phẳng sau COVID

Khảo sát của GOAL cũng đã đề cập đến cá chép, loài cá nuôi lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, ở đây, sản lượng đã chậm lại đối với tất cả các loài cá chép chính như cá trắm cỏ và cá chép bạc.

Nikolik cho biết: “rất nhiều dấu hiệu cho thấy một ngành đang phát triển chậm lại và trưởng thành. Một số người được hỏi đưa ra nhận xét ở đây rằng người Trung Quốc đang tìm kiếm chất lượng cao hơn, họ tìm kiếm cá không phải ở chợ ẩm thực mà là bán lẻ. vùng nông thôn."

Tại Ấn Độ, quốc gia duy nhất khác đạt sản lượng cá chép gần bằng mưc khổng lồ của Trung Quốc, sản lượng đã vượt quá 5 triệu tấn trong những năm gần đây đối với hai loài rohu và catla. Tuy nhiên, ở đây, cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ tăng trưởng chỉ là 1% trong năm nay và 2% trong năm tới.

Tổng hợp lại, chúng ta thấy đó là một ngành công nghiệp khổng lồ với sản lượng khoảng 20 triệu tấn. Đây vốn đã là một lĩnh vực tăng trưởng chậm với CAGR 3,4%, nhưng bây giờ mức tăng trưởng đó đang vào khoảng 1- 2%, tăng trưởng của một ngành công nghiệp đã trưởng thành bão hòa.  TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất