7 người đang online
°

Doanh nghiệp cần biết 29/11/2021

Đăng ngày 29 - 11 - 2021
Lượt xem: 31
100%

Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia.

 

Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia.


EU áp thuế chống bán phá giá với hàng của Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc

Theo EC, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá được coi là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công nghiệp châu Âu. Mức thuế được áp dụng dao động từ 19,7% đến 44%.

Ngày 18/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Ấn Độ và Indonesia.

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trước đó, EC đã áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm này từ hồi tháng 5/2021. Quy định thuế tạm thời chỉ ra rằng những mặt hàng nhập khẩu này đã gây ra thiệt hại cho các công ty của EU.

Thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nêu trên dao động từ 10,2% đến 20,2% đối với Indonesia và từ 13,9% đến 35,3% đối với Ấn Độ. Theo EC, các mức thuế này sẽ giúp bảo vệ hơn 13.500 việc làm trực tiếp của EU trong lĩnh vực thép cuộn.

Cùng ngày, EC cũng thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với một số loại cáp quang nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, quy định này liên quan đến cáp quang đơn mode.

EC đã mở một cuộc điều tra vào tháng 9/2020, sau khi nhận được đơn khiếu nại từ Hiệp hội các nhà sản xuất cáp và dây điện châu Âu (Europacable). Bên khiếu nại cho rằng việc nhập khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc đã gây tổn hại cho ngành công nghiệp châu Âu.

Theo EC, việc áp dụng các biện pháp chống bán phá nêu trên được coi là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng cho công nghiệp châu Âu. Các mức thuế được áp dụng dao động từ 19,7% đến 44%.

 

10 điểm cần chú ý đối với hàng thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc từ năm 2022

Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây đã ban hành Quyết định số 248 về việc “Quy định về quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc” (sau đây gọi tắt là Quyết định 248) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. 

Xin giới thiệu một số nội dung mà các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu thực phẩm vào quốc gia này cần phải chú ý.

Một là, Quyết định 248 của Tổng cục Hải quan (TCHQ) Trung Quốc áp dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, gia công, lưu trữ hàng thực phẩm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm) xuất khẩu vào nội địa Trung Quốc.

Hai là, doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu vào nội địa Trung Quốc muốn được đăng ký xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc phải đáp ứng các điều kiện như: (1) có Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của quốc gia (khu vực) sản xuất phải được TCHQ Trung Quốc thẩm tra, đánh giá thông qua; (2) Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đã được cơ quan chức năng của quốc gia (khu vực) sản xuất phê chuẩn và đang còn thời hạn; (3) Hệ thống quản lý và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm được xây dựng và được quốc gia (khu vực) sản xuất cho phép sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo khi thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải phù hợp với các quy định của pháp luật Trung Quốc và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc; (4) Hàng thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc phải phù hợp với các quy định về kiểm dịch kiểm nghiệm đối với hàng hóa theo quy định của TCHQ và của cơ quan chức năng quốc gia (khu vực) sản xuất.

Ba là, doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu vào nội địa Trung Quốc trước khi xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc phải đăng ký với TCHQ Trung Quốc, sau khi được TCHQ Trung Quốc thẩm định, thông qua mới được phép xuất khẩu thực phẩm vào nội địa Trung Quốc. Có 2 hình thức đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào nội địa Trung Quốc: hình thức đăng ký theo danh sách đề xuất của cơ quan có thẩm quyền quốc gia (khu vực) sản xuất với TCHQ Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm tự đăng ký với TCHQ Trung Quốc.

Bốn là, cơ quan có thẩm quyền quốc gia (khu vực) sản xuất đề xuất danh sách doanh nghiệp xuất khẩu với TCHQ Trung Quốc gồm: thịt và sản phẩm chế biến từ thịt, lòng, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, tổ yến và sản phẩm chế biến từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và sản phẩm từ trứng, thực phẩm từ dầu ăn và nguyên liệu dầu ăn, bánh mỳ có nhân, thực phẩm từ ngũ cốc, bột chế biến từ ngành công nghiệp ngũ cốc và mạch nha, rau tươi và rau đã tách nước, đậu khô, gia vị, quả nut và hạt, quả khô, cà phê chưa rang, hạt cacao, thực phẩm đặc biệt, thực phẩm sức khỏe.

Năm là, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm nằm ngoài quy định nêu trên thì phải tự mình đăng ký hoặc ủy thác cho đại lý đăng ký với TCHQ Trung Quốc.

Sáu là, đơn đăng ký của doanh nghiệp nước ngoài gồm các thông tin: tên doanh nghiệp, quốc gia (khu vực), địa chỉ xưởng sản xuất, người đại diện theo pháp luật, người liên hệ, phương thức liên hệ, số đăng ký do cơ quan có thẩm quyền quốc gia (khu vực) phê duyệt, loại thực phẩm đăng ký, loại hình sản xuất, năng lực sản xuất. Đơn đăng ký dùng tiếng Trung hoặc tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác nếu có thỏa thuận riêng với Trung Quốc.

Bảy là, TCHQ Trung Quốc căn cứ kết quả thẩm tra, đánh giá, nếu đạt yêu cầu sẽ cho đăng ký và cấp mã số đăng ký tại Trung Quốc cho doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm. Thời hiệu đăng ký đối với doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc nhập khẩu là 5 năm. Mã số đăng ký trong vòng từ 3 đến 6 tháng trước khi hết hạn thì doanh nghiệp có thể đăng ký gia hạn với TCHQ Trung Quốc.

Tám là, TCHQ Trung Quốc sẽ loại khỏi danh sách doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc nếu như hết thời hạn hiệu lực của Mã số đăng ký mà doanh nghiệp không xin gia hạn, hoặc là do Cơ quan có thẩm quyền quốc gia (khu vực) sở tại chủ động đề nghị loại bỏ, hoặc do hệ thống quản lý an toàn thực phẩm không còn hiệu lực tại nước sản xuất.

Chín là, các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng thực phẩm xuất khẩu vào nội địa Trung Quốc đã được cấp mã số đăng ký mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì TCHQ Trung Quốc xóa bỏ đăng ký và công bố công khai:

- Do nguyên nhân từ doanh nghiệp dẫn đến việc nhập khẩu thực phẩm phát sinh vấn đề lớn về an toàn thực phẩm;

- Thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc khi nhập cảnh mà kiểm dịch, kiểm nghiệm phát hiện vấn đề an toàn thực phẩm, tình tiết nghiêm trọng;

- Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp tồn tại vấn đề nghiêm trọng, không phù hợp với yêu cầu an toàn thực phẩm xuất khẩu vào nội địa Trung Quốc;

- Sau khi sửa chữa vẫn không phù hợp với yêu cầu đăng ký;

- Cung cấp tài liệu giả mạo, che dấu hành vi vi phạm;

- Không phối hợp với TCHQ Trung Quốc trong việc kiểm tra lại và điều tra vụ việc;

- Doanh nghiệp cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng, mua lại hoặc giả mạo mã số đăng ký.

Mười là, khi tổ chức quốc tế hoặc cơ quan có thẩm quyền quốc gia (khu vực) sản xuất thực phẩm thông báo tình hình dịch bệnh hoặc phát hiện các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm, các sự kiện vệ sinh dịch tễ thì TCHQ Trung Quốc thông báo tạm dừng nhập khẩu thực phẩm có liên quan của quốc gia (khu vực) đó, và trong thời gian này TCHQ Trung Quốc không cấp mã số đăng ký đối với doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có liên quan của quốc gia (khu vực) đó.

 

Thông tư 14/2021/TT-BCT Hiệp định Việt Nam-Anh và Bắc Ai-len về phòng vệ thương mại

Ngày 29/10/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-BCT về việc hướng dẫn thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về phòng vệ thương mại.

Thông tư gồm có 4 Chương, 11 Điều, trong đó quy định cụ thể, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp không được cao hơn biên độ bán phá giá hoặc mức trợ cấp. Tại cùng một thời điểm, không áp dụng đồng thời biện pháp tự vệ song phương và biện pháp tự vệ theo quy định tại Điều XIX Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan 1994 đối với cùng một hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định UKVFTA.

Ngoài ra, thời hạn điều tra áp dụng biện pháp tự vệ song phương là 01 năm kể từ ngày Quyết định điều tra được ban hành. Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương không được vượt quá 02 năm. Trong trường hợp Cơ quan điều tra kết luận rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ song phương để ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước, thời hạn áp dụng có thể được kéo dài thêm tối đa 02 năm.

Bên cạnh đó, trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ song phương dài hơn 02 năm, biện pháp tự vệ song phương phải được giảm dần mức độ trong suốt quá trình áp dụng biện pháp.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2021. TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất