38 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 4/7/2020

Đăng ngày 04 - 07 - 2020
Lượt xem: 30
100%

Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng.

 

Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng.


Phân bổ và quản lý 14 hạn ngạch thuế quan của EU theo EVFTA

Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng.

Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (TRQ) cho Việt Nam đối với 14 mặt hàng.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt thực thi các cam kết này, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin cụ thể về cơ chế phân bổ và quản lý TRQ của EU đối với từng mặt hàng.

Theo đó, 14 mặt hàng mà EU cam kết dành TRQ cho Việt Nam bao gồm: trứng và lòng đỏ trứng gia cầm; tỏi; ngô ngọt; gạo đã xát; gạo đã xay; gạo đã xay thuộc một số loại gạo thơm nhất định; tinh bột sắn; cá ngừ; surimi; đường và các sản phẩm khác chứa hàm lượng đường cao; đường đặc biệt; nấm; ethanol; mannitol, sorbitol, dextrin và các dạng tinh bột biến tính khác.

Đối với mặt hàng gạo, cơ chế TRQ được thực hiện với đầu mối phía EU là đơn vị G.4 (cây trồng và dầu ô liu) thuộc Tổng cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương), các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ theo quy định thực thi của EU về việc mở và tiếp nhận TRQ nhập khẩu cho gạo có xuất xứ từ Việt Nam.

Doanh nghiệp sẽ cần xin cấp giấy phép nhập khẩu tại cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên và phải nộp một số tiền bảo đảm là 30 Euro/tấn tại thời điểm nộp đơn xin cấp giấy phép.

Trong trường hợp số lượng đăng ký vượt quá số lượng có sẵn theo TRQ cho giai đoạn, EU sẽ cố định một hệ số phân bổ.

Các lô hàng gạo thơm thuộc diện TRQ khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được hưởng ưu đãi theo TRQ của Hiệp định.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đang phối hợp xây dựng văn bản hướng dẫn quy trình đăng ký giấy chứng nhận này để ban hành ngay khi Hiệp định EVFTAcó hiệu lực.

Còn với các mặt hàng còn lại, cơ chế TRQ trong Hiệp định, với đầu mới phía EU là Tổng cục Thuế và Hải quan.

Vụ Chính sách Thương mại Đa biên cho biết, TRQ sẽ được phân bổ và quản lý theo quy định tại Điều 49 đến 54 của Quy định thực thi (EU) 2015/2447.

Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào EU theo cơ chế TRQ sẽ được phân bổ theo cơ chế “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp hạn ngạch trước”, dựa vào ngày mà đơn xin cấp phép nhập khẩu được cơ quan hải quan của EU chấp thuận.

Hiện, EU đang trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi các cam kết về TRQ trong Hiệp định EVFTA. 

Singapore tăng nhập khẩu thực phẩm trong dịch Covid

Singapore đang tăng cường NK thực phẩm từ các nước để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa trong bối cảnh NK khó khăn do dịch Covid-19. Singapore cũng đang NK tôm từ Ả Rập Saudi.

Đây là tin vui cho Ả Rập Saudi khi có một thị trường mới mở cửa cho các sản phẩm tôm nuôi của nước này. Ả Rập Saudi đang phát triển nuôi tôm và dự định đạt 200.000 tấn tôm vào năm 2025. Ả Rập Saudi đang đầu tư 400 triệu USD nhằm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 600.000 tấn trong 5 năm tới và tôm chiếm 2/3 tổng sản lượng thủy sản nuôi của nước này.

Nhu cầu thực phẩm thiết yếu tại Singapore như gạo, thực phẩm đóng hộp…tăng gấp 5 lần. Chi phí sản xuất và vận chuyển cũng tăng vì nhu cầu vượt cung. Singapore hiện NK thực phẩm từ hơn 100 nước trên thế giới.

Xuất khẩu thủy sản tháng 6/2020 tiếp tục giảm 10%

Dịch Covid không thuyên giảm trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến XK thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020. Sau khi giảm 16% trong tháng 5 đạt 639 triệu USD, XK thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10% ước đạt 626 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giảm sâu nhất là cá tra (-31%), cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.

Dịch Covid 19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp trên toàn cầu ảnh hưởng đến ngành thủy sản thế giới, khiến cho tiêu thụ thủy sản giảm, xu hướng thay đổi, đơn đặt hàng giảm 35 – 50%. Giãn cách xã hội khiến sản xuất trong nước và thương mại quốc tế đình trệ: DN bị thiếu nguyên liệu chế biến, vận tải và thanh toán khó khăn, thiếu vốn để duy trì và phục hồi hoạt động.

Lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ (HORECA) ngưng trệ, tiêu thụ các loài thủy sản chính cho phân khúc này giảm  khiến giá sản phẩm thủy sản giảm đồng loạt trên thị trường thế giới. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra, cá tuyết, cá hồi, cá chẽm, cá rô phi, mực, bạch tuộc đều bị giảm giá, khiến cho doanh thu của các nhà XK giảm.

Dịch Covid khiến XK sang Trung Quốc, Hàn Quốc giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, từ tháng 3, dịch lắng xuống ở Trung Quốc và bùng phát ở các nước châu Âu và Mỹ khiến XK sang những thị trường này bị ảnh hưởng mạnh. Tính đến hết tháng 6, XK thủy sản sang EU giảm sâu nhất (-35%), sang Mỹ giảm 6%, sang ASEAN giảm 17%, sang Hàn Quốc giảm 9%, Trung Quốc giảm 3% và sang Nhật giảm 5%. Chỉ có một vài thị trường tăng nhẹ NK từ Việt Nam là Anh và Canada nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng XK thủy sản của cả nước.

Trong tháng 6 và một vài tháng tới thương mại thủy sản trên thị trường thế giới chưa có dấu hiệu lạc quan khi dịch Covid bùng phát lần 2 và tăng mạnh tại các thị trường lớn Mỹ, EU, Trung Quốc…Trong 2 tuần gần đây, sau tin đồn virus corona có trong thủy hải sản NK, thị trường Trung Quốc đã bị xáo trộn, giao dịch đình trệ, Trung Quốc siết chặt kiểm tra hàng NK, khiến cho XK thủy sản Việt Nam (tôm, cá tra) sang thị trường này cũng bị chững lại và giá giảm.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu lạc quan cho XK khi doanh số bán lẻ trên thị trường thế giới vẫn ổn định hoặc tăng đối với thủy sản đông lạnh, đóng hộp, ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu hơn. Giao dịch thủy sản trên thế giới trì trệ vì vận chuyển bị gián đoạn, nhưng xu hướng giao dịch điện tử, bán lẻ online sẽ bù đắp một phần cho sự sụt giảm nhu cầu trên thị trường. Ngoài ra, hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 có thể sẽ là một “cú hích” cho XK thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm, nhất là những mặt hàng được hưởng thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực như tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, mực bạch tuộc chế biến, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các sản phẩm có hạn ngạch miễn thuế như cá ngừ đóng hộp và surimi. 

Sản phẩm thủy sản XK 6 tháng đầu năm 2020 (triệu USD)

 Sản phẩm

T6/2020 (ước)

% tăng, giảm

T1-6/2020

% tăng, giảm

Tôm các loại

305,206

4

1.478,243

2,6

trong đó:   - Tôm chân trắng

227,708

8

1.043,308

8,4

                 - Tôm sú

46,787

-15

272,513

-16,1

Cá tra

103,025

-40

659,130

-31,5

Cá ngừ

50,333

-25

291,313

-20,5

trong đó:   - Cá ngừ mã HS 16

27,019

0

143,526

-2,3

        - Cá ngừ mã HS 03

23,314

-41.8

147,787

-32,6

Cá các loại khác

114,172

-10

736,675

-2,3

Nhuyễn thể

45,312

-15

273,950

-18,4

trong đó:  - Mực và bạch tuộc

38,884

-13

230,640

-20,1

 - Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

6,623

-10

40,229

-7,7

Cua, ghẹ và Giáp xác khác

8,230

-15

63,262

14,6

Tổng

626,277

-10

3.501,055

-10,5

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất