59 người đang online
°

Sản xuất kinh doanh 17/10/2020

Đăng ngày 17 - 10 - 2020
Lượt xem: 26
100%

Để bảo vệ lợi ích chiến lược của EU liên quan đến đầu tư nước ngoài, quy định của EU vào tháng 3 năm 2019:

 

Để bảo vệ lợi ích chiến lược của EU liên quan đến đầu tư nước ngoài, quy định của EU vào tháng 3 năm 2019:


Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Việt Nam 9 tháng năm 2020 tăng 3,24%

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2020 đạt 348 triệu USD, giảm 13,47% so với tháng trước đó song tăng 35,36% so với cùng tháng năm ngoái.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 9/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 160 triệu USD, giảm 13,48% so với tháng trước đó song tăng 34,86% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 1,2 tỉ USD, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 41,3% thị phần.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt hơn 43 triệu USD, giảm 28,26% so với tháng 8/2020 song tăng mạnh 30,59% so với tháng 9/2019. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt hơn 372 triệu USD, giảm 20,82% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 12,7% thị phần.

Đứng thứ ba là Brazil với kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 32 triệu USD, giảm 26,32% so với tháng 8/2020 song tăng 316,32% so với tháng 9/2019, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này lên 282 triệu USD, tăng 72,79% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 9,6% thị phần.

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm 2020 Việt Nam đã chi hơn 2,9 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 3,24% so với cùng kỳ năm 2019. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Chile với 11,8 triệu USD, tăng 84,94% so với cùng kỳ năm 2019, Mexico với 3 triệu USD, tăng 73,59% so với cùng kỳ năm 2019, Brazil với hơn 282 triệu USD, tăng 72,79% so với cùng kỳ, sau cùng là Singapore với hơn 19 triệu USD tăng 46,54% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhập khẩu TĂCN & NL tháng 9/2020 theo thị trường

(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 12/10/2020 của TCHQ)

ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T9/2020

So với

T8/2020 (%)

9T/2020

So với 9T/2019 (%)

Tổng KN

348.186

-13,5

2.932.480

3,2

Argentina

160.663

-13,5

1.210.425

6,0

Ấn Độ

5.298

-35,1

111.524

-14,2

Anh

129

50,9

1.215

27,7

Áo

155

76,9

2.028

-15,4

Bỉ

736

-41,3

8.513

37,7

Brazil

32.851

-26,3

282.824

72,8

UAE

222

-62,3

22.398

41,8

Canada

1.085

-11,1

10.661

-73

Chile

4.528

510,9

11.880

84,9

Đài Loan (TQ)

7.784

10,5

70.583

22,3

Đức

776

-1,9

7.912

-2,3

Hà Lan

1.425

-20,6

13.247

16,5

Hàn Quốc

2.789

-3,1

32.401

-12,0

Mỹ

43.098

-28,3

372.771

-20,8

Indonesia

7.703

20,3

62.175

-2,4

Italia

929

-6,2

17.079

-52,1

Malaysia

3.302

164

28.840

22,4

Mexico

309

-34,2

3.159

73,6

Nhật Bản

55

-80,5

2.001

33,5

Australia

562

-0,5

10.670

-52,9

Pháp

1.418

-5,1

16.835

-26,5

Philippin

2.424

896,9

11.732

-18,2

Singapore

2.217

33,6

19.707

46,5

Tây Ban Nha

748

141,6

6.520

-17,3

Thái Lan

6.861

-44,69

108.866

24,6

Trung Quốc

17.120

24,6

138.644

-0,2

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật tháng 9/2020.

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN 9 tháng đầu năm 2020

Mặt hàng

9T/2020

So với 9T/2019

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

2.190

565.622

14,3

9,5

Ngô

8.526

1.719.874

6,6

5,6

Đậu tương

1.439

573.468

12

12,5

Dầu mỡ động thực vật

 

618.291

 

23,3

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 9/2020 đạt 346 nghìn tấn với kim ngạch đạt 86 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 2.190 nghìn tấn, với trị giá hơn 565 triệu USD, tăng 14,27% về khối lượng và tăng 9,48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 9 tháng đầu năm 2020 là Australia chiếm 27% thị phần; Mỹ chiếm 20%; Nga chiếm 17%; Canada chiếm 12% và Brazil chiếm 10%.

Thị trường nhập khẩu lúa mì đều tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Mỹ và Brazil, trong khi thị trường Canada giảm 19,99% về lượng và giảm 22,95% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Australia giảm 22,96% về lượng và giảm 25,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Nga giảm 14,55% về lượng và giảm 10,95% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu lúa mì Mỹ tăng 317,78% về lượng và 312,22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, nhập khẩu lúa mì Brazil tăng 176,01% về lượng và 149,45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt 110 nghìn tấn với trị giá hơn 44 triệu USD, đưa khối lượng và kim ngạch nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 1.439 nghìn tấn và 573 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 12,51% về trị giá so với năm 2019.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 9/2020 đạt hơn 1,4 triệu tấn với trị giá đạt 265 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 9 tháng đầu năm 2020 lên hơn 8,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,7 tỉ USD, tăng 6,56% về khối lượng và tăng 5,55% về trị giá so với năm 2019.

Tuy nhiên, nhập khẩu ngô trong 9 tháng đầu năm 2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 70% và 16,6% thị phần. 

Kỳ vọng xuất khẩu thuỷ sản quý 4 bật tăng

Xuất khẩu (XK) thuỷ sản trong quý 3 năm nay bắt đầu tăng nhẹ, các chuyên gia dự báo trong quý 4, xuất khẩu thuỷ sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng.

Tôm XK lên ngôi

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản, sau khi giảm liên tục trong 2 quý đầu đầu năm, sang quý 3, XK thủy sản đã tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái đạt gần 2,4 tỷ USD. Sau khi hồi phục tương đương với cùng kỳ năm ngoài trong tháng 7 và tháng 8, kim ngạch XK trong tháng 9 đạt 790 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái và lũy kế 9 tháng đầu năm XK thủy sản ước đạt giảm 4% đạt gần 6 tỷ USD.

Năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, xu hướng tiêu thụ thủy sản trên thị trường thế giới thay đổi, theo đó những sản phẩm phục vụ cho phân khúc dịch vụ như cá tra và một số sản phẩm có giá vừa phải bị sụt giảm nhu cầu vì yêu cầu giãn cách xã hội và lệnh phong tỏa ở các nước. Trong khi đó, nhu cầu thủy sản trong phân khúc bán lẻ vẫn ổn định hoặc tăng ở một số thị trường lớn như Mỹ, đó đó, XK tôm vẫn tăng mặc dù XK cá tra và các sản phẩm hải sản giảm. Ngoài ra, thiếu hụt nguyên liệu khai thác trong nước và nhập khẩu cũng khiến cho XK hải sản sụt giảm.

Trong số các sản phẩm XK chính, chỉ có tôm có mức tăng trưởng XK khả quan trong 9 tháng đầu năm, nhất là 6 tháng gần đây vì vậy kim ngạch XK tôm chiếm tỷ trọng chi phối, hơn 44% giá trị XK thủy sản của Việt Nam (so với năm 2019 chiếm 38,5%) trong khi cá tra liên tục sụt giảm XK dẫn đến chỉ chiếm 17,6% (giảm so với 23,6% cùng kỳ năm 2019). Theo đó, XK tôm trong tháng 9/2020 đạt 369 triệu USD, tăng 20% và lũy kế tính đến cuối tháng 9/2020 XK tôm tăng 10% đạt 2,7 tỷ USD.

Từ quý III, các doanh nghiệp tôm tăng tốc XK sang Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. XK sang các thị trường khác như Anh, Canada vẫn duy trì tăng trưởng khả quan từ đầu năm đến nay. Chỉ có thị trường EU bị sụt giảm liên tiếp qua 2 quý, giảm 4% trong quý I và tiếp tục giảm sâu gần 10% trong quý II. Tuy nhiên, XK bắt đầu phục hồi 2% từ tháng 7 và tăng mạnh 16% trong tháng 8/2020 cho thấy thuế NK tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% (theo hiệp định EVFTA) đã tác động tích cực đến XK sang thị trường này.

Cá tra là mặt hàng có doanh số XK giảm sâu nhất trong cả quý I (giảm 29%) và quý II (giảm 32%), tiếp tục giảm 27% và 29% trong tháng 7 và tháng 8. XK cá tra trong tháng 9 tiếp tục giảm 14% với doanh số đạt 135 triệu USD, đưa kết quả XK lũy kế 9 tháng đầu năm giảm 28% đạt khoảng 1 tỷ USD.

Dịch bùng phát trên toàn thế giới, nhu cầu cá tra sụt giảm mạnh tại các thị trường NK chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN do giãn cách xã hội làm giảm tiêu thụ ở phân khúc HORICA. Trong khi đó, nguồn cung trong nước và lượng tồn kho tăng, càng khiến cho XK cá tra khó khăn. XK sang tất cả các thị trường đều giảm liên tiếp trong 9 tháng qua, trừ thị trường Anh tăng trưởng mạnh 24% và sẽ là thị trường bù đắp cho sự sụt giảm của các thị trường khác trong những tháng cuối năm, cùng với thị trường Mỹ cũng đang có xu hướng hồi phục từ tháng 7 dù chỉ tăng nhẹ 2-4%.

TOP 6 thị trường tiềm năng

Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam XK thủy sản sang 154 thị trường. trong đó, top 6 thị trường gồm Nhật Bản, Mỹ, Trung Quôc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch XK.

Trong quý I, XK sang Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc và EU sụt giảm, trong khi XK sang Nhật Bản và Mỹ vẫn tăng nhẹ, do dịch Covid 19 lây lan chủ yếu ở khu vực châu Á. Sang quý II, dịch bùng phát mạnh trên thế giới nhất là Mỹ và châu Âu, trong khi lắng xuống ở các nước châu Á dẫn đến xu hướng XK sang các thị trường đảo chiều. Theo đó, XK thủy sản trong quý II sang Trung Quốc tăng, trong khi giảm tại các nước khác.

Sang quý III, XK sang Mỹ tăng mạnh, sang Hàn Quốc hồi phục nhẹ, trong khi XK sang các thị trường khác đều giảm. XK sang EU trong tháng 8 tăng nhẹ 1% sau khi giảm liên tục trong 6 tháng trước, do XK tôm, mực, bạch tuộc sang thị trường này tăng.

Theo dự báo của các chuyên gia, trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, bùng phát đợt 3 tại các thị trường và xuất hiện trở lại trong cộng đồng trong nước, XK thủy sản của Việt Nam trong 3 tháng cuối năm chưa thoát được cơn khủng hoảng suy giảm do nhu cầu giảm, sản xuất bị ảnh hưởng khiến nguyên liệu chế biến giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh này, thủy sản Việt Nam vẫn có cơ hội ở các thị trường. Đối với thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh XK tôm, nhất là tôm chân trắng vì sản phẩm này vẫn tiêu thụ tốt tại phân khúc bán lẻ, đồng thời Việt Nam có thể tăng chế biến và XK các sản phẩm có thời hạn bảo quản lâu như cá ngừ và cá biển khác đóng hộp.

Đối với thị trường EU, mặc dù Covid-19 làm giảm nhu cầu và gây khó khăn cho giao thương thủy sản nhưng tôm chân trắng cũng đang có chiều hướng tăng tiêu thụ trên thị trường này. Ngoài ra, các mặt hàng thủy sản như tôm, cá ngừ, mực bạch tuộc và nhuyễn thể được hưởng thuế 0% khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ là đòn bẩy để thúc đẩy XK sang thị trường EU tăng trong những tháng cuối năm nếu các DN có nguồn nguyên liệu tốt và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan.

Cơ chế sàng lọc đầu tư nước ngoài của EU được áp dụng đầy đủ

Theo thông cáo báo chí của EU ngày 9/10/2020, Cơ chế sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của EU sẽ bắt đầu hoạt động đầy đủ kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2020. Trong 18 tháng qua sau khi thông qua quy chế sàng lọc đầu tư đầu tiên của EU, Ủy ban châu Âu và các Quốc gia Thành viên đã thiết lập được cơ chế phối hợp hiệu quả để thực hiện quy định này. Giờ đây, Cơ chế này sẽ trở thành công cụ bảo tồn các lợi ích chiến lược của châu Âu trong khi vẫn giữ cho thị trường EU mở cửa cho đầu tư.

Phó Chủ tịch điều hành Valdis Dombrovskis cho biết: “EU đang và sẽ mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Nhưng sự cởi mở này không phải là vô điều kiện. Để đối phó với những thách thức kinh tế hiện nay, bảo vệ các tài sản quan trọng của châu Âu và bảo vệ an ninh tập thể, các Quốc gia Thành viên EU và Ủy ban cần hợp tác chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta muốn đạt được quyền tự chủ chiến lược mở, thì việc có một sự hợp tác sàng lọc đầu tư hiệu quả trên toàn EU là điều cần thiết. Chúng tôi hiện đã được trang bị tốt cho điều đó ”.

Quy chế sàng lọc FDI được thông qua vào tháng 3 năm 2019 đã thiết lập khuôn khổ cho toàn EU, trong đó Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên có thể phối hợp hành động của họ đối với đầu tư nước ngoài. Sau khi Quy chế Sàng lọc FDI chính thức có hiệu lực vào tháng 4 năm 2019, Ủy ban châu Âu và các Quốc gia thành viên đã làm việc để đưa ra các yêu cầu hoạt động cần thiết để áp dụng đầy đủ Quy chế bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2020. Điều này bao gồm:

* các Quốc gia Thành viên EU thông báo về các cơ chế sàng lọc đầu tư quốc gia hiện có của họ cho Ủy ban châu Âu.

• Thiết lập các đầu mối liên lạc chính thức và các kênh an toàn ở mỗi Quốc gia Thành viên và trong Ủy ban để trao đổi thông tin và phân tích.

• Triển khai các thủ tục giữa Quốc gia thành viên và Ủy ban để nhanh chóng phản ứng với các mối quan tâm về FDI và đưa ra ý kiến

• Cập nhật danh sách các dự án và chương trình do Liên minh quan tâm kèm theo Quy chế.

Sau các khuyến nghị của Ủy ban theo hướng dẫn tháng 3 năm 2020, các Quốc gia Thành viên cũng đã đồng ý hợp tác không chính thức về sàng lọc FDI trong đó đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến thị trường chung EU.

Một số Quốc gia Thành viên cũng đang trong quá trình cải tổ các cơ chế sàng lọc hoặc áp dụng các cơ chế mới.

Bối cảnh EU là một trong những điểm đến đầu tư cởi mở nhất và là điểm đến chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới: Nguồn vốn FDI do các nhà đầu tư nước thứ ba ở EU nắm giữ lên tới 6.441 tỷ euro vào cuối năm 2017, cung cấp cho người châu Âu 16 triệu việc làm trực tiếp.

Để bảo vệ lợi ích chiến lược của EU liên quan đến đầu tư nước ngoài, quy định của EU vào tháng 3 năm 2019:

• Tạo ra một cơ chế hợp tác cho các Quốc gia Thành viên và Ủy ban để trao đổi thông tin và nếu cần thiết, nêu quan ngại liên quan đến các khoản đầu tư cụ thể;

• Cho phép Ủy ban đưa ra ý kiến ​​khi một khoản đầu tư đe dọa đến an ninh hoặc trật tự công cộng của nhiều Quốc gia Thành viên, hoặc khi khoản đầu tư có thể làm suy yếu một dự án hoặc chương trình được cả EU quan tâm, chẳng hạn như Horizon 2020 hoặc Galileo;

• Đặt ra thời hạn hợp tác giữa Ủy ban và các Quốc gia Thành viên, và giữa các Quốc gia Thành viên, tuân thủ các yêu cầu không phân biệt đối xử và bảo mật mạnh mẽ;

• Thiết lập các yêu cầu cốt lõi nhất định đối với các Quốc gia Thành viên duy trì hoặc áp dụng cơ chế sàng lọc ở cấp quốc gia vì lý do an ninh hoặc trật tự công cộng;

• Khuyến khích hợp tác quốc tế về sàng lọc đầu tư, bao gồm chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt nhất và thông tin về các vấn đề cùng quan tâm.

Vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, Ủy ban đã ban hành hướng dẫn cho các Quốc gia Thành viên, kêu gọi tất cả các Quốc gia Thành viên thiết lập một cơ chế sàng lọc chính thức và đảm bảo một cách tiếp cận mạnh mẽ trên toàn EU để sàng lọc đầu tư nước ngoài tại thời điểm khủng hoảng y tế cộng đồng và các ngành kinh tế dễ bị tổn thương.

TT TT CN * TM

Tin liên quan

Tin mới nhất