18 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 4/1/2019

Đăng ngày 04 - 01 - 2019
Lượt xem: 26
100%

Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra

 

Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra

Cá tra vào danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng 4 tiêu chí, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Ngày 17/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. Theo đó, danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cá tra. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/2019.

Theo quy định, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng 4 tiêu chí: Thuộc vào danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động, phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao, có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Bộ NN&PTNT có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong phạm vi cả nước... Hằng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại địa phương.

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm 2018 đạt trên 1,8 tỷ USD. Kết quả này đã vượt qua con số 1,78 tỷ USD của cả năm 2017, đưa cá tra trở thành loại thủy sản có mức tăng trưởng dẫn đầu trong số các loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo xuất khẩu cá tra cả năm 2018 sẽ đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2017.

 

Giá heo cao, thịt ngoại chớp thời cơ ào ào vào Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là thịt bò từ Mỹ, Úc, Canada..., các sản phẩm chế biến dạng như thịt xông khói, xúc xích chiều hướng gia tăng nhanh.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) lên tới gần 2,3 tỉ USD. Tính trung bình mỗi tháng Việt Nam chi gần 210 triệu USD để nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Nguyên nhân nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng mạnh thời gian qua là do giá heo hơi trong nước luôn ở mức cao, có thời điểm lên đến 56.000 - 57.000 đồng/kg, hiện vẫn còn khoảng 50.000 đồng/kg.

Không chỉ nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng năm 2018 cũng tăng tới gần 20% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 3,56 tỉ USD.

Bên cạnh đó, nhập khẩu các nguyên phụ liệu khác của ngành chăn nuôi cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 như: nhập 9,5 triệu tấn bắp với giá trị đạt gần 2 tỉ USD, tăng 32% về khối lượng và tăng 40,5% về giá trị; nhập 1,64 triệu tấn đậu nành trị giá 704 triệu USD, tăng 11% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

 

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cá tra tiềm năng của Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, trong hai năm tới (2019-2020), Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cá tra lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu tăng cao

Do nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhập khẩu nhiều dạng sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, cùng với sự thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Riêng 10 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt gần 438 triệu USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc (sau Nga và Na Uy).Trong giai đoạn 2015-2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra liên tục tăng trưởng mạnh, 30-88%. Trong đó, năm 2016 và 2017 tăng trưởng rất cao. Cụ thể, nếu như năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Trung Quốc - Hồng Kông chỉ trên 195 triệu USD, thì năm 2016 đạt trên 338 triệu USD, tăng 88,7% so với năm 2015. Bước sang năm 2017, kim ngạch xuất khẩu loại thủy sản này vào Trung Quốc- Hồng Kông đạt trên 445 triệu USD, tăng 34,8% so với năm trước đó.

VASEP cho hay, Trung Quốc không chỉ là một thị trường rộng lớn mà còn là quốc gia có nền ẩm thực khá phong phú. Trong khi cá tra là sản phẩm phù hợp có thể chế biến hàng trăm món ăn khác nhau, nên ngành cá tra trong nước có thể gia tăng xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng vào thị trường này.

Nâng cao chất lượng cho cá tra

Xuất khẩu cá tra vào thị trường Trung Quốc tăng trưởng liên tục, song vẫn tồn tại một thực tế là các doanh nghiệp bán hàng vào thị trường này vẫn đa phần theo cách thức cũ là sản xuất cái gì thì bán cái đó, thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể vừa kiểm soát tốt về giá cả, vừa đảm bảo đủ lượng cho tiêu thụ. Bên cạnh đó, một số quy định của Trung Quốc, bao gồm cả việc thực hiện nghiêm sau khi Tổng cục Hải quan của quốc gia này tiếp quản công tác kiểm nghiệm - kiểm dịch đã và đang có tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Đặc biệt, với việc gia tăng sản lượng xuất khẩu cá tra cũng khiến phía Trung Quốc bắt đầu siết chặt hơn vấn đề an toàn đối với mặt hàng này; hải quan cửa khẩu đường bộ Trung Quốc (nhất là khu vực có chung đường biên giới với Lạng Sơn) đã tăng cường giám sát và thực hiện nghiêm các quy định đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo hình thức trao đổi cư dân biên giới.

Do đó, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét việc áp dụng thực hiện quản lý chất lượng thông qua việc cấp và kiểm tra chứng thư chất lượng trước khi xuất khẩu đi Trung Quốc, có thể làm thí điểm trước 3 tháng. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương có đánh giá và kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh chính sách kiểm soát tốt hơn hàng tạm nhập tái xuất, hạn chế tác động tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn hoạt động xuất khẩu cá tra và thủy hải sản qua đường biên mậu, nhất là cửa khẩu phụ, lối mở - bao gồm cả việc buôn bán, trao đổi cá tra giống qua biên giới.

Về phía các doanh nghiệp, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA) đề xuất, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm; tập trung xây dựng hình ảnh, thương hiệu cá tra Việt Nam.

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính nữa nên cần có chiến lược dài hạn trong phát triển thị trường này thông qua lấy chất lượng làm trọng tâm phát triển như đã áp dụng với các thị trường cao cấp như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU). Từ đó thúc đẩy xuất khẩu cá tra bền vững

 

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 39% tổng xuất khẩu mực, bạch tuộc của nước ta đi các thị trường.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 năm trở lại đây, nhu cầu nhập khẩu mực, bạch tuộc của Hàn Quốc từ Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định.

Năm 2017, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc Việt Nam sang Hàn Quốc đạt trên 218 triệu USD, tăng 32% so với năm 2016. Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn tăng 18,2% đạt gần 211 triệu USD.

Hàn Quốc là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam - Ảnh 1.

10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc chỉ giảm nhẹ 3% trong tháng 7, xuất khẩu trong các tháng còn lại đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả tốt trong bối cảnh xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU sụt giảm do "thẻ vàng IUU". Hiện tại, với mức thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi/sống và đông lạnh (HS030751 và HS030759), Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu 2 sản phẩm này sang Hàn Quốc. Vì vậy nếu có nguồn cung tốt, Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.

Bạch tuộc tươi/đông lạnh là sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất trong cơ cấu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, sản phẩm chiếm ưu thế thứ 2 là mực khô, sản phẩm thứ 3 được xuất khẩu nhiều sang Hàn Quốc là mực tươi/đông lạnh.

Được biết trong 10 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc nhập khẩu mực, bạch tuộc từ 9 nguồn cung. Sau khi sụt giảm mạnh trong năm 2017, nhập khẩu mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc tính tới tháng 10 năm nay đã tăng 26% so với cùng kỳ năm 2017 đạt trên 321 triệu USD. Đây có thể được coi là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Hàn Quốc.

Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất mặt hàng này cho Hàn Quốc (chiếm thị phần 55%), tiếp đó Peru (chiếm 29%), Việt Nam đứng thứ 3 chiếm 11%. Hàn Quốc tăng nhập khẩu từ tất cả các nguồn cung chính trong đó nhập khẩu từ Peru tăng mạnh nhất 51%.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:23 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)