36 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 1/6/2019

Đăng ngày 01 - 06 - 2019
Lượt xem: 48
100%

Hiện Nga NK chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, đặc biệt thăn/philê cá ngừ đông lạnh (cá ngừ cắt miếng saku, thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)…

 

Hiện Nga NK chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, đặc biệt thăn/philê cá ngừ đông lạnh (cá ngừ cắt miếng saku, thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)…

Xuất khẩu phân bón tăng tháng thứ hai liên tiếp

Xuất khẩu phân bón đã lấy lại đà tăng trưởng, tháng 4/2019 là tháng tăng thứ hai liên tiếp. Trong số những thị trường nhập khẩu phân bón của Việt Nam, thì Nhật Bản tăng vượt trội cả về lượng và trị giá.

Nếu như hai tháng đầu năm xuất khẩu phân bón sụt giảm cả lượng và trị giá, thì nay đà tăng đã trở lại. Cụ thể, tháng 4/2019 đã xuất khẩu 81,1 nghìn tấn, trị giá 26,78 triệu USD, tăng 76,5% về lượng và 97,5% trị giá so với tháng 3/2019 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.

Nâng lượng phân bón xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2019 lên 206,7 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD, giảm 34,1% về lượng và 35,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, phân bón được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 63,8% tổng lượng phân bón xuất khẩu. Theo đó, Campuchia là thị trường chiếm thị phần nhiều nhất, chiếm 28,6% tổng lượng nhóm hàng và 44,8% thị trường Đông Nam Á, đạt 59,2 nghìn tấn, trị giá 20,67 triệu USD, giảm 40,67% về lượng và giảm 39,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân 348,93 USD/tấn, tăng 1,6%.

Tính riêng tháng 4/2019, lượng phân bón xuất khẩu sang Campuchia đạt 21,94 nghìn tấn, trị giá 7,28 triệu USD, tăng gấp hơn 2 lần về lượng và hơn 2,2 lần trị giá so với tháng 3/2019, nhưng nếu so với tháng 4/2018 thì lượng giảm 10,89% và trị giá giảm 10,1%.

Đứng thứ hai là thị trường Malaysia đạt 36,8 nghìn tấn, trị giá 6,46 triệu USD, giảm 37,61% về lượng và 45,89% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân giảm 13,27% tương ứng với 175,3 USD/tấn.

Kế đến là thị trường Lào đạt 17,32 nghìn tấn, trị giá 5,99 triệu USD, tuy đứng thứ ba sau thị trường Campuchia và Malaysia, nhưng tốc độ xuất khẩu sang Lào lại tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 14% và 0,38%, giá xuất bình quân giảm 11,95% xuống còn 346,3 USD/tấn.

Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm nay xuất khẩu phân bón sang thị trường Nhật Bản tăng vượt trội, tuy chỉ đạt 8,16 nghìn tấn, trị giá 3,76 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 5,3 lần về lượng và gấp hơn 10,7 lần về trị giá, giá xuất bình quân tăng gấp 2 lần đạt 460,66 USD/tấn. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu phân bón sang thị trường Philippines giảm mạnh 92,13% về lượng và 92,6% về trị giá, tương ứng với 1,8 nghìn tấn, trị giá 583,6 nghìn USD.

Đặc biệt, ngoài những thị trường xuất khẩu truyền thống, mặt hàng phân bón của Việt Nam có thêm các thị trường mới nổi như Myanmar, Mozambique.

Thị trường xuất khẩu phân bón 4 tháng năm 2019

Thị trường

4T/2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Campuchia

59.258

20.676.856

-40,67

-39,72

Malaysia

36.864

6.462.403

-37,61

-45,89

Lào

17.323

5.999.037

14

0,38

Hàn Quốc

15.787

3.774.118

40,37

5,69

Nhật Bản

8.164

3.760.838

432,55

970,05

Thái Lan

5.735

1.936.167

32,82

64,08

Philippines

1.873

583.602

-92,13

-92,6

Đài Loan

922

272.057

-21,2

-17,89

Angola

71

82.886

97,22

116,84

 

Xuất khẩu hải sản Việt Nam sang Nga không ổn định

Từ 2008 - 2018 , XK hải sản Việt Nam sang Nga tăng từ 28 triệu USD năm 2008 lên 47,4 triệu USD năm 2018. Giá trị XK hải sản từ Việt Nam sang Nga trong giai đoạn này không ổn định.

Các sản phẩm hải sản Việt Nam XK sang Nga bao gồm cá ngừ, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc đông lạnh, surimi và một số mặt hàng cá biển đông lạnh khác (cá tầm, cá thờn bơn, cá trích, cá mòi đông lạnh và ướp lạnh), cá dưới dạng cá nguyên con/phi-lê, nhuyễn thể dưới dạng sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh…

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây cũng là FTA đầu tiên của EAEU. Trong khối EAEU, Việt Nam chủ yếu XK hải sản sang Nga, XK hải sản Việt Nam sang các nước còn lại trong khối không đáng kể.

Theo cam kết của EAEU cho NK thủy sản từ Việt Nam, tỷ lệ dòng thuế cắt giảm là 100% trong đó 95% tỷ lệ dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn với lộ trình 10 năm. 75% tỷ lệ dòng thuế được xóa bỏ ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo cam kết của EAEU cho các sản phẩm hải sản của Việt Nam XK sang khối này, các sản phẩm cá ngừ mã HS 030487 được giảm thuế từ 10% xuống 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các sản phẩm cua (HS 030614) giảm từ 10% xuống 0%, surimi (HS 030499) giảm từ 10% xuống 0%, các sản phẩm mực, bạch tuộc chế biến (HS 160552, 160553, 160554, 160555, 160556) giảm từ 15% xuống 0%, các sản phẩm mực, bạch tuộc (HS 0307) giảm theo lộ trình tuy nhiên năm 2019 cơ bản giảm xuống còn khoảng 1,7%. Mặc dù, XK hải sản sang thị trường Nga vẫn tăng trưởng sau khi FTA này có hiệu lực, tuy nhiên, các DN Việt Nam vẫn trông đợi vào một sự ổn định hơn tại thị trường này.

Khai thác hải sản của Nga giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng tăng, đặc biệt với các loại cá biển nguyên con/philê, cá chế biến thành surimi nên đây cũng là cơ hội cho XK hải sản của Việt Nam.

XK hải sản Việt Nam sang Nga trong 3 tháng đầu năm nay cũng có dấu hiệu tích cực với kim ngạch đạt 14,9 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để thúc đẩy XK sang Nga, DN cần chú trọng công tác bảo đảm uy tín và chất lượng sản phẩm trong XK sang thị trường này, nghiên cứu việc kết nối với các Trung tâm thương mại của Việt kiều tại Nga để tăng cường giới thiệu và quảng bá trực tiếp sản phẩm Việt Nam đến người tiêu dùng.

Hiện nay, XK hải sản sang Nga còn chiếm thị phần rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng XK của Việt Nam. Nên với những ưu đãi từ FTA VN-EAEU, hy vọng XK hải sản Việt Nam sang Nga sẽ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga có xu hướng giảm tốc

Trước năm 2015, Nga là một thị trường XK cá ngừ “nhỏ” của Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU - bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) (VCUFTA) và có hiệu lực vào ngày 05/10/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã khởi sắc. Tuy nhiên thời gian gần đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này giảm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga, từ năm 2013 – 2015, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga tăng trưởng liên tục, nhưng ở mức thấp. Nhưng từ khi FTA Việt Nam – EAEU có hiệu lực, XK cá ngừ của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Giá trị XK tăng từ 3,2 triệu USD lên hơn 10,2 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2018 XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga có xu hướng giảm.

Hiện Nga NK chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, đặc biệt thăn/philê cá ngừ đông lạnh (cá ngừ cắt miếng saku, thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)…). Đây là mặt hàng mà theo cam kết trong VCUFTA, các nước trong EAEU sẽ xóa cắt giảm thuế quan ngay và nhanh cho Việt Nam từ mức 10% xuống còn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với lợi thế này, các DN Việt Nam đang “làm chủ” sân chơi tại phân khúc thị trường thăn/philê cá ngừ đông lạnh Nga.

Còn với sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp, các sản phẩm của Việt Nam tính đến nay vẫn chưa thực sự thâm nhập vào thị trường này, trong khi là sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao tại Nga. Vì cá ngừ đang được định vị trong phân khúc cao cấp và trung lưu, nhưng thực tế lại là một sản phẩm cao cấp. Nguyên nhân là do 100% các sản phẩm cá ngừ được NK từ nước ngoài. Ngoài ra, giá tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm. Do đó, khó có thể tìm thấy cá ngừ tươi tại các của hàng ở Nga hoặc giá cá ngừ tươi rất cao. Người Nga cũng vì vậy thích mua cá ngừ đóng hộp và dùng nó để chế biến các món ăn hơn cá ngừ tươi. Bên cạnh đó, cá ngừ là một trong số vài loài không bị mất đi đặc tính hữu ích khi đóng hộp, và là sản phẩm có hàm lượng chất béo rất thấp nên được coi là sản phẩm ăn kiêng được người Nga ưa chuộng.

Với dòng sản phẩm cá ngừ đóng hộp, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp kín của Việt Nam mã HS160414 XK sang EAEU sẽ được giảm thuế từ 15% xuống còn 13,6% ngay khi hiệp định có hiệu lực, và sau đó giảm dần 1,4% qua các năm tiếp theo và về 0% vào năm 2025. Với lộ trình này, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp kín của Việt Nam đang có lợi thế hơn các nước.

Tuy nhiên, theo các DN các khoản chi phí không chính thức để đẩy mạnh XK sang đây đã khiến DN phải e dè. Ngoài ra, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) do theo yêu cầu của Nga chưa minh bạch khiến doanh nghiệp liên tục phải điều chỉnh hoặc nỗ lực lớn để xuất khẩu sang Nga.

Bên cạnh đó, do xu hướng sụt giảm XK  sang Nga còn do tâm lý tiêu dùng thay đổi. Giá các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam lại không “mềm” như các nước Đông Nam Á khác, như Thái Lan.

Do đó, muốn các DN muốn đẩy mạnh XK cá ngừ sang thị trường Nga phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, luôn cải tiến về bao bì, mẫu mã, thiết kế lại tem, thay đổi ngôn ngữ làm sao để khách hàng tại thị trường này có thể nắm bắt được thông tin đầy đủ về sản phẩm.
 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:23 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)