81 người đang online
°

Sản xuất kinh doanh 22/12/2019

Đăng ngày 22 - 12 - 2019
Lượt xem: 21
100%

Giá hàng loạt trái cây của Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chanh leo, mít Thái đều giảm, có loại giảm đến 50%.

 

Giá hàng loạt trái cây của Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chanh leo, mít Thái đều giảm, có loại giảm đến 50%.

Thông tin về thị trường rau quả trong tuần đến 13/12/2019

Giá hàng loạt trái cây của Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chanh leo, mít Thái đều giảm, có loại giảm đến 50%.

Sầu riêng, thanh long, chanh leo, mít Thái đua nhau rớt giá

Giá hàng loạt trái cây của Việt Nam như sầu riêng, thanh long, chanh leo, mít Thái đều giảm, có loại giảm đến 50% khiến nông dân đang rất lo ngại cho vụ Tết Nguyên đán sắp tới.

Thông tin từ Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết mặc dù sản xuất trong nước tháng 11/2019 là thời điểm thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019 tại Đắk Lắk, tuy nhiên so với những năm trước giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đồng/kg. Nguyên nhân chính là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu trong khi đó sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch.

Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đồng/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000 – 60.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá chanh leo cũng có xu hướng đi xuống, hiện dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg đối với chanh loại A, B. Riêng những loại chanh xấu, chiếm từ 30 - 35% sản lượng, giá tại thời điểm này chỉ còn khoảng 2.000 - 4.000 đồng/kg. Đặc biệt, giá thanh long tại các nhà vườn ở Bình Thuận từ đầu vụ chong đèn nghịch mùa 2019 đến nay luôn ở dưới mức 10.000 đồng/kg. Cao điểm từ đầu tháng đến nay, giá chỉ còn ở mức 5.000 - 7.000 đồng/kg.

Ngoài ra, giá trái mít Thái tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL cũng giảm khoảng 50% so với cách nay hơn một tháng và đang ở mức thấp nhất trong gần 4 tháng qua.

Cụ thể, tại Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, mít loại 1 (từ 9 kg/trái trở lên) có giá 20.000 - 21.000 đồng/kg; mít loại 2 (từ 6kg đến dưới 9kg/trái) có giá 11.000 - 12.000 đồng/kg; còn mít loại 3 có giá khoảng 9.000 đồng/kg.

Theo Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản giá trái mít Thái giảm chủ yếu do nguồn cung tăng, nông dân tăng diện tích trồng.

Trong khi đó, tiểu thương và vựa thu mua trái cây giảm thu mua mít Thái vì đầu ra xuất khẩu chậm so với trước, nhất là xuất khẩu trái tươi sang thị trường Trung Quốc. Dù vậy, nhìn chung giá mít Thái vẫn còn ở mức tương đối tốt, người trồng mít vẫn đảm bảo có lời.

Xuất khẩu thành công trên 700 container chuối tươi

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Kỳ Hà- Cục Hải quan Quảng Nam, Công ty CP sản xuất chế biến và phân phối nông nghiệp THADI đã xuất khẩu thành công 724 container trái chuối tươi sang thị trường Trung Quốc, trị giá gần 2,4 triệu USD qua cảng Chu Lai- Quảng Nam kể từ tháng 3/2019 đến nay.

Trước đó, ngày 24/3, tại cảng Chu Lai – Trường Hải, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lô hàng trái cây đầu tiên được xuất khẩu đi thị trường quốc tế của Công ty CP Sản xuất Chế biến và Phân phối nông nghiệp (THADI). Sự kiện này đã mở ra một chương mới trong sự hợp tác giữa Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong lĩnh vực nông nghiệp.

30 container chuối của THADI đã được xuất khẩu qua cảng Chu Lai để sang Thanh Đảo (Trung Quốc). Lô hàng xuất khẩu này trị giá hơn nửa triệu USD, mỗi container là 20 tấn chuối. Tùy thời điểm, giá chuối xuất khẩu của công ty lên tới 24.000 USD/container.

Được biết, chuối xuất khẩu được thu hoạch từ nông trường của Hoàng Anh Gia Lai, trồng tại Lào và Campuchia.

Công ty CP Sản xuất Chế biến và Phân phối nông nghiệp THADI là đối tác chiến lược của Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG) về phân phối trái cây xuất khẩu cho thị trường cao cấp, bao tiêu trái cây để chế biến, cung cấp dịch vụ kho lạnh, dịch vụ vận chuyển cảng và xuất nhập khẩu cho HNG. Hai bên đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với HNG về vận chuyển, bảo quản, chế biến, xuất khẩu nông sản.

Hàng loạt trái cây giảm giá mạnh do Trung Quốc siết chặt

Hàng loạt trái cây xuất khẩu của Việt Nam giảm giá mạnh trong tháng qua, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu đi Trung Quốc bị siết chặt. Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tính trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam lớn nhất, chiếm gần 67%, đạt 2,08 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến là thị trường Mỹ (chiếm 4%), Hàn Quốc (chiếm 3,4%), Nhật Bản (chiếm 3,2%)… Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào, Hồng Kông, Đài Loan, Hà Lan…

Xuất khẩu hàng rau quả trong 10 tháng 2019 giảm mạnh do giá trị xuất khẩu nhiều nông sản chính giảm mạnh như thanh long, sâu riêng, măng cụt, dừa, nhãn, ớt, dưa hấu, nấm hương… Đặc biệt, mặt hàng thanh long chỉ đạt kim ngạch 974 triệu USD (chiếm 31,3% tỷ trọng xuất khẩu), giảm 8,9%, sầu riêng đạt gần 760 triệu USD (chiếm 6,9%), giảm 17,4%...

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, nhiều giá nhiều loại trái cây cũng giảm rõ rệt. Cụ thể, tháng 11/2019 là thời điểm thu hoạch xong vụ sầu riêng năm 2019 tại Đắk Lắk, tuy nhiên so với những năm trước, giá sầu riêng năm nay đã giảm khoảng 20.000 đ/kg.

Nguyên nhân chính là từ giữa năm 2019, Trung Quốc đã siết chặt hoạt động nhập khẩu trong khi đó sầu riêng là mặt hàng chưa được phép xuất khẩu chính ngạch. Năm nay, giá sầu riêng đầu vụ được thương lái thu mua ở mức 40.000 đ/kg, đến cuối vụ giá mới được 55.000 – 60.000 đ/kg.

Rau quả sang Mỹ tăng mạnh không bù nổi hao hụt từ Trung Quốc

Trong 11 tháng qua, mặc dù giá trị xuất khẩu rau quả sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan,… tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Đó là bởi, 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT): Giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2019 ước đạt 3,5 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam chiếm 66,8% thị phần, đạt 2,08 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 124,6 triệu USD (chiếm 4%), tăng 10,7%; Hàn Quốc đạt 107,4 triệu USD (chiếm 3,4%), tăng 12,3%; Nhật Bản đạt 100,7 triệu USD (chiếm 3,2%), tăng 12,6%...Ngoài ra, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Lào (gấp 5,17 lần), Hồng Kông (gấp 3,12 lần), Đài Loan (tăng 66,6%)...

Về nguyên nhân khiến xuất khẩu rau quả sụt giảm, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lý giải rằng, do giá trị xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chính giảm như: Thanh long đạt 974,3 triệu USD (chiếm 31,3% tỷ trọng xuất khẩu), giảm 8,9%; sầu riêng đạt 759 triệu USD (chiếm 6,9%), giảm 17,4%...

"Trong 11 tháng năm 2019, mặc dù giá trị xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, … tăng mạnh nhưng khó có thể bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Trung Quốc. Đó là bởi, 66,8% giá trị xuất khẩu được tạo nên bởi thị trường này", đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho hay.

Để nắm bắt cơ hội, Việt Nam ngoài việc cần đẩy nhanh việc đăng ký mã số vùng trồng, mã số đóng gói cơ sở để doanh nghiệp có thể xuất khẩu nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc, cần cải thiện thêm về chất lượng nông sản, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

Tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn thi trường trong những tháng cuối năm

Từ tháng 6, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay. Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các giải pháp nhằm bình ổn thị trường thực phẩm nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng.

I. Tình hình giá cả, nguyên nhân

1. Tình hình giá cả mặt hàng thịt lợn

Từ tháng 6, giá mặt hàng thịt lợn có xu hướng tăng dần, tăng mạnh nhất từ cuối tháng 10 đến nay (tăng khoảng 60-80% so với tháng 9 và tăng 60-95% so với đầu năm 2019). Giá các sản phẩm thịt lợn hiện đang ở mức rất cao (lợn hơi hiện ở mức 80.000 – 90.000đ/kg, tăng 10.000đ/kg so với tuần trước, giá thịt lợn thành phẩm ở mức 160.000 – 180.000đ/kg, tăng 15.000 – 20.000đ/kg so với tuần đầu tháng 12 năm 2019).

2. Việc tăng giá nêu trên là do các nguyên nhân chính sau:

- Ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu phi lây nhiễm vào Việt Nam từ đầu năm 2019 và đến cuối tháng 6 đã lan rộng, bùng phát trên phạm vi toàn quốc, số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy lớn cùng với việc không thể tái đàn ở các vùng dịch trong những tháng tiếp theo do dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam chưa được khống chế, chưa có vaccine chống dịch đã tác động lớn đến nguồn cung thịt lợn cho thị trường trong nước (đặc biệt cho giai đoạn từ cuối tháng 9 đến nay).

- Việc kiểm dịch thú y, kiểm soát dịch bệnh hạn chế lưu chuyển lợn thịt và thịt lợn giữa các địa phương để tránh lây lan dịch bệnh đã gây mất cân đối cung cầu cục bộ tại một số địa phương, đẩy giá thịt lợn tăng cục bộ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

- Trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, nguồn cung giống cũng giảm nên việc chăn nuôi lợn đòi hỏi chi phí rất cao cho cả giống, các biện pháp phòng dịch cho chuồng trại, chi phí kiểm dịch thú y... cũng làm gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh thịt lợn;

- Nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm tăng trong khi đó một bộ phận người chăn nuôi và nhà sản xuất giữ hàng lại chưa bán chờ giá tăng cao hơn

II. Tình hình cung cầu mặt hàng thịt lợn

1. Tình hình nguồn cung

Theo Tổng cục thống kê, đàn lợn cả nước tháng 11/2019 giảm mạnh 22% so với cùng thời điểm năm trước do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xét về tổng lượng thịt các loại trong năm 2019, ước đạt 5,14 triệu tấn, giảm 4,1%. Tuy nhiên, thịt lợn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%) trong cơ cấu tiêu dùng thực phẩm, sản lượng thịt lợn giảm 380 nghìn tấn, tương đương từ 9-10% so với năm 2018 cũng ảnh hưởng lớn đến thị trường thực phẩm trong nước.

Theo Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đã giảm khoảng 50% so với trước khi xuất hiện dịch tả (tháng 4 năm 2019). Số lượng lợn thiếu trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể lớn hơn số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính do không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn hoặc đã tái đàn nhưng bị dịch bệnh trở lại làm nguồn cung giảm mạnh mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín cũng bị dịch bệnh nên cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm.

Trong thời gian tới, do dịch tả lợn Châu phi đã qua giai đoạn đỉnh, tình hình dịch bệnh và số lượng lợn bị bệnh, tiêu hủy đã giảm dần nên đã có một số nơi được phép tái đàn trở lại. Đồng thời, với giá thịt lợn cao cũng khuyến khích người chăn nuôi tái đàn, do vậy cũng sẽ giúp bù đắp một phần thiếu hụt trong thời gian tới. Ngoài ra, do giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp chế biến thực phẩm sẽ nhập khẩu thịt lợn an toàn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng sẽ giảm áp lực cho nguồn cung trong nước.

2. Về nhu cầu

Thời gian đầu khi xuất hiện bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, người tiêu dùng chưa có thông tin đầy đủ nên nhu cầu tiêu thụ giảm. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đã bình thường trở lại và như thường lệ sẽ có xu hướng tăng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán (tăng mạnh nhất trong tháng 1 năm 2020). Do vậy, dự báo nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm giảm nhẹ khoảng 5-10% so với năm 2018 do giá quá đắt nhưng vấn ở mức cao, khoảng 300.000 – 320.000 tấn/tháng. Như vậy, dự báo nhu cầu cho tháng 12 năm 2019 và tháng 1 năm 2020 khoảng 600.000 tấn.

III. Các hoạt động Bộ Công Thương đã triển khai nhằm bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn

Tại Thông báo kết luận số 399/TB-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2019 về Kết luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn những tháng cuối năm 2019, Bộ Công Thương được giao: “Bộ Công Thương chỉ đạo ngành Công Thương và các địa phương tăng cường công tác bình ổn giá và mặt hàng thịt lợn so với các nhóm thực phẩm khác, đặc biệt trong dịp Tết Dương lịch, Nguyên đán 2020.”

Thực hiện chỉ đạo trên, căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã triển khai đồng loạt các giải pháp nhằm bình ổn thị trường thực phẩm nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng, cụ thể:

1. Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị kết nối cung cầu, đưa thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối, trong đó tập trung, chú trọng vào kết nối mặt hàng thịt lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Hà Nam…

2. Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức các đoàn làm việc về bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các mặt hàng nông sản dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong đó chú trọng đến nguồn cung mặt hàng thịt lợn. Đồng thời trước tình hình nguồn cung thiếu hụt, Bộ cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đánh giá chính xác về tình hình sản xuất, dự kiến nguồn cung dịp cuối năm và Tết Nguyên đán đối với mặt hàng thịt lợn để Bộ Công Thương có căn cứ điều hành thị trường hợp lý, bảo đảm cân đối cung cầu, thị trường mặt hàng thịt lợn.

3. Để kiểm soát thị trường thịt lợn, theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường tại các địa phương đã triển khai tích cực công tác chống đầu cơ, tích trữ, ngăn chặn việc chuyên chở lợn bệnh, lợn lậu, ngăn chặn việc đưa lợn sang các nước láng giềng qua đường tiểu ngạch. Bộ cũng chỉ đạo sát sao các Cục quản lý thị trường địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Trực tiếp Lãnh đạo Bộ Công Thương và lãnh đạo Tổng cục Quản thị trường tham gia Đoàn kiểm tra, đôn đốc và đánh giá việc triển khai, phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện các biện pháp phòng, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại các tỉnh, thành phố và ngăn chặn việc xuất khẩu tiểu ngạch lợn qua biên giới. Tuy nhiên, việc ngăn chặn hoạt động xuất khẩu lậu lợn qua biên giới cần sự phối hợp rất chặt chẽ của các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, thú y…

Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu…, trong thời gian gần đây có việc một số xe vận chuyển lợn từ nội địa lên phía biên giới nhưng lượng không nhiều và chỉ đưa vào phục vụ người dân địa phương tại các khu dân cư, không phải đưa qua biên giới vì phía Trung Quốc cũng ngăn chặn lợn đưa sang biên giới do lo ngại dịch tả lợn châu Phi lây lan.

4. Chỉ đạo và làm việc trực tiếp với các địa phương để triển khai bình ổn mặt hàng thịt lợn.

- Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 21 tháng 10 năm 2019 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, theo đó yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt lợn nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn khi có có nhu cầu...

- Có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tập trung triển khai một số nội dung gồm: đánh giá chính thức về tình hình sản xuất, dự kiến nguồn cung, chủ động xây dựng phương án bình ổn thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tăng cường truyền thông nhằm khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn nóng nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước...

- Bộ đã chủ trì đoàn làm việc với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước để làm việc với các địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nam) về công tác chuẩn bị Tết. Theo báo cáo, hầu hết các địa phương đều đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong đó tập trung nguồn lực vào việc bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn, một số địa phương đã xây dựng phương án cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, cụ thể:

+ Tại Hồ Chí Minh: Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Kế hoạch số 1532/KH-SCT về ứng phó khẩn cấp đối với Dịch tả lợn Châu Phi và các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn trong đó đã xây dựng 5 nhóm giải pháp chung, xây dựng các tình huống và giải pháp cụ thể cho từng trường hợp. Thành phố cũng đã huy động các doanh nghiệp kinh doanh chủ lực tham gia chương trình bình ổn thị trường, thực hiện dự trữ mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm thịt khác. (Vissan dự trữ 3.600 tấn thịt lợn trong 45 ngày trước, trong và sau Tết). Tổng nguồn cung mặt hàng thịt lợn bình ổn thị trường của Thành phố là 4.091 tấn/tháng thường và 5.148 tấn/tháng Tết, chiếm 21% thị phần của toàn Thành phố.

+ Thành phố Hà Nội: Nguồn cung nội tại của Hà Nội đối với mặt hàng thịt lợn, thịt gà đáp ứng đủ nhu cầu thị trường Hà Nội trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, khi có dịch bệnh, nhu cầu đa dạng và tăng trong dịp Tết nên nguồn cung có sự thiếu hụt. Đối với mặt hàng thịt lợn, nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội trong dịp Tết khoảng 22.300 tấn hơi/tháng (tăng khoảng 18% - 20% so với các tháng thường). Về nguồn cung, theo báo cáo của Cục thống kê Hà Nội: ước tính tổng đàn lợn trên địa bàn đến hết tháng 10 năm 2019 khoảng 1.180 nghìn con, sản lượng lợn hơi xuất chuồng tháng 10 năm 2019 là 18.800 tấn hơi (tăng 4.600 tấn so với tháng 9). Như vậy, so với nhu cầu tiêu dùng trong tháng Tết, sản lượng thịt lợn còn thiếu khoảng 3.500 tấn hơi. Lượng thịt thiếu hụt sẽ được bảo đảm từ việc tăng sản lượng xuất chuồng trong thời gian tới, từ các sản phẩm thay thế khác tương đối dồi dào (sản lượng thịt bò tăng 0,6%, gia cầm tăng 18%, thủy sản tăng 5,9%) và khai thác từ các tỉnh, thành lân cận (Hà Nội đã có thỏa thuận phối hợp về công tác phòng, chống dịch bệnh và kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật với 24 tỉnh, thành phố). Đồng thời, UBND thành phố cũng đã có chỉ đạo về triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường thịt lợn trên địa bàn thành phố trong đó yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các hộ dân, trang trại chăn nuôi không găm hàng, tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động bất hợp pháp như đầu cơ, găm hàng, ép giá, tung tin thất thiệt...gây mất ổn định thị trường.

+ Tỉnh Đồng Nai: Tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hiện đã giảm gần 50% so với thời điểm Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện (tháng 4 năm 2019). Việc tái đàn chưa thể thực hiện do không chỉ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không tái đàn hoặc đã tái đàn nhưng bị dịch bệnh trở lại làm nguồn cung giảm mạnh mà ngay cả các cơ sở chăn nuôi lớn, khép kín cũng bị dịch bệnh (CP, Japfa) nên cũng làm ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm. Trước tình hình trên, để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng nguồn dự phòng khoảng 30 tỷ đồng thực hiện khi xảy ra khan hiếm thịt lợn hoặc sốt giá, các nội dung cụ thể: (i) Các đơn vị cam kết tham gia bình ổn được thanh toán các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc vận chuyển, cung ứng, phân phối hàng hóa đến các vùng, địa phương thiếu hàng, (ii) khi các mặt hàng thịt lợn, gà, trứng gia cầm bị thiếu hụt, tăng giá, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh để chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi, giết mổ kịp thời cung ứng thực phẩm (cần thiết sẽ hỗ trợ vốn vay không lãi suất từ nguồn dự phòng để doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa).

+Tỉnh Hà Nam: Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh năm 2019 giảm hơn 20% so với năm 2018 do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Tuy nhiên, Hà Nam có chợ đầu mối gia súc, gia cầm lớn nhất phía Bắc với lượng lợn qua chợ khoảng 1.000 – 1.200 con/ngày. Số lượng lợn trên được đưa về chợ đầu mối từ các cơ sở chăn nuôi trong và ngoài tỉnh và giúp bảo đảm nhu cầu cho thị trường nội tỉnh và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có nhà máy chế biến thịt lợn với công suất thiết kế 1,4 triệu con/năm cũng sẽ góp phần bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Để bình ổn thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động có kế hoạch dự trữ hàng hóa bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, Sở Công Thương tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuyên truyền, định hướng cho cơ sở sản xuất, người dân tăng cường tiêu dùng các sản phẩm được chế biến từ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

5. Ngoài ra, tại Kết luận số 399/TB-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “xác định mực độ thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, đề xuất các giải pháp cần đối cung cầu, bù đắp thiếu hụt, nhất là nhu cầu tăng cao trong những ngày lễ, Tết; tính toán cụ thể cung cầu của từng tháng, trong thời gian 3 tháng tới; báo cáo kế hoạch tái đàn cụ thể bảo đảm bù đắp thiếu hụt nguồn cung. Phần thiếu hụt còn lại, phối hợp với Bộ Công Thương đề tính toán, đề xuất cụ thể số lượng cần nhập khẩu từ các đối tác thương mại có quan hệ hai chiều với nước ta; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm nguồn cung, kiên quyết không để thiếu hụt thịt lợn, nhấp là các dịp lễ, Tết, bình ổn giá thịt lợn và minh bạch thông tin, bảo đảm lợi ích hài hòa của người chăn nuôi, doanh nghiệp, khâu lưu thông phân phối, người tiêu dùng.”

Theo đó, ngày 13 tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã có Công văn số 9586/BCT-TTTN về việc tình hình giá thịt lợn và công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn những tháng cuối năm 2019, trong đó đề nghị Bộ Nông nghiệp:

- Cung cấp số liệu chính xác về mức độ thiếu hụt mặt hàng thịt lợn dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020;

- Thông báo đến Bộ Công Thương về kế hoạch tái đàn và dự kiến nguồn cung đối với mặt hàng thịt lợn đối với tháng 1 năm 2020 và quý I năm 2020 để bảo đảm bù đắp thiếu hụt nguồn cung.

- Cung cấp số liệu về số lượng thịt lợn đã nhập khẩu trong năm 2019 và dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong thời gian tới nhằm bù đắp nguồn cung thiếu hụt của sản xuất trong nước.

- Ngoài ra, theo phản ánh của một số nhà phân phối, siêu thị về việc khó tiếp cận nguồn hàng thịt lợn của các nhà sản xuất, trang trại, công ty chăn nuôi (trong đó có công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam) mặc dù các nhà sản xuất này còn nguồn hàng, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo quyết liệt các doanh nghiệp sản xuất cung ứng đủ và theo đúng cam kết cho các doanh nghiệp phân phối, giảm giá bán nhằm dẫn dắt, bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân phối, nhất là các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tiếp cận trực tiếp nguồn hàng với giá hợp lý.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương đang có kế hoạch thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành (Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và lực lượng công an, thú y…) thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường, trong đó tập trung vào việc kiểm tra tình trạng lũng đoạn, găm hàng, tăng giá gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn. Nếu có dấu hiệu vi phạm sẽ tiến hành điều tra, xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt hình sự tùy theo mức độ.

IV. Về vấn đề nhập khẩu thịt lợn

Theo Luật Thú y và Luật An toàn thực phẩm, việc kiểm soát nhập khẩu mặt hàng thịt lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phân phối thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình bình ổn thị trường tại các địa phương nhập khẩu lượng thịt lợn thiếu hụt để bình ổn thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

Tại Kết luận số 399/TB-VPCP ngày 19 tháng 11 năm 2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Phần thiếu hụt còn lại, phối hợp với Bộ Công Thương để tính toán, đề xuất cụ thể số lượng cần nhập khẩu từ các đối tác thương mại có quan hệ hai chiều với nước ta”. Theo đó, Bộ Công Thương đã thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê và có báo cáo số 8730/BNN-TY ngày 21 tháng 11 năm 2019 gửi Thủ tướng Chính phủ về báo cáo tình hình cung ứng thực phẩm những tháng cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có 24 quốc gia được 

Danh sách 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam

Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Hà Lan, Ireland, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Nuizelan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico.

nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hoàn toàn căn cứ vào nhu cầu thực tế để thực hiện việc nhập khẩu và sẽ chịu sự kiểm soát về chất lượng an toàn thực phẩm và kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay trong việc nhập khẩu vẫn chủ yếu là hạ tầng logistics (kho lạnh) để dự trữ, bảo quản thịt lợn đông lạnh sau nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với mặt hàng thịt lợn đông lạnh vẫn rất khiêm tốn, chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, chế biến.

Theo thông tin Bộ Công Thương biết được thì trong 10 tháng năm 2019, nhập khẩu thịt lợn đạt 96 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 108 triệu USD, tăng 101,7% về lượng và tăng 94,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Về thị trường, trong tháng 10/2019, thịt lợn được nhập khẩu nhiều nhất từ Ba Lan, đứng thứ 2 là thị trường Đức, đứng thứ 3 là thị trường Hoa Kỳ, tiếp theo là thị trường Hà Lan. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu này chưa bù đắp được lượng thiếu hụt và chủng loại thịt mà người dân thường có nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết. Tuy nhiên, để có thông tin chính xác về việc nhập khẩu thịt lợn, đề nghị liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với mặt hàng này.

 

Các thị trường chủ yếu tiêu thụ gạo Việt Nam 11 tháng đầu năm 2019

11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo đạt 5,87 triệu tấn, thu về 2,58 tỷ USD, vẫn tăng 4,1% về lượng nhưng kim ngạch lại giảm trên 9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2019 cả nước xuất khẩu 365.352 tấn gạo, thu về 168,09 triệu USD, giảm trên 19% cả về khối lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó; so với cùng tháng năm ngoái giảm 7,6% về lượng và giảm 12,6% về kim ngạch.

Tính chung trong cả 11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo vẫn tăng 4,1% về lượng so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,87 triệu tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm trên 9%, đạt 2,58 tỷ USD.

Giá gạo xuất khẩu trong tháng 11/2019 giảm 0,6% so với tháng 10/2019 và giảm 5,4% so với cùng tháng năm 2018, đạt trung bình 460,1 USD/tấn. Tính chung trong cả 11 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu cũng giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 439,3 USD/tấn.

Philippines thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm nay đạt 1,97 triệu tấn, tương đương 813,34 triệu USD, chiếm 33,6% trong tổng lượng và chiếm 31,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng 155,4% về lượng và kim ngạch tăng 133,6% so với cùng kỳ năm trước, giá giảm 8,6%, đạt 412,4 USD/tấn.

Bờ Biển Ngà là thị trường lớn thứ 2 tiêu thụ gạo của Việt Nam đạt 534.997 tấn, tương đương 231,45 triệu USD, chiếm 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước, tăng 137,6% về lượng và tăng 78,6% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 24,8%, đạt 432,6 USD/tấn.

Gạo xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường lớn thứ 3, đạt 452.540 tấn, tương đương 225,39 triệu USD, giá 498,1 USD/tấn, giảm 2,9% về giá, giảm 65,4% kim ngạch và giảm 66,4% về lượng, chiếm 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Gạo xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 44,8% trong tổng lượng và chiếm 42,2% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 2,63 triệu tấn, tương đương 1,09 tỷ USD, tăng 25,5% về lượng và tăng 12,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 10,5%, đạt trung bình 414 USD/tấn.

Nhìn chung, xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường trong 11 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Senegal tăng gấp 12 lần về lượng và tăng gấp 9,8 lần về kim ngạch, đạt 67.915 tấn, tương đương 22,25 triệu USD; Bỉ tăng 164,5% về lượng và tăng 205,7% về kim ngạch, đạt 1.378 tấn, tương đương 0,93 triệu USD; Angola tăng 266,3% về lượng và tăng 139,8% về kim ngạch, đạt 16.174 tấn, tương đương 6,04 triệu USD; Nga tăng 160,7% về lượng và tăng 136,4% về kim ngạch, đạt 22.980 tấn, tương đương 9,46 triệu USD..

Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Indonesia giảm trên 95% cả về lượng và kim ngạch, đạt 37.808 tấn, tương đương 17,04 triệu USD; Bangladesh giảm 74,1% về lượng và giảm 77,9% về kim ngạch, đạt 5.187 tấn, tương đương 1,92 triệu USD; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 72,7% về lượng và giảm 77,5% về kim ngạch, đạt 1.330 tấn, tương đương 0,63 triệu USD.

Xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2019

Thị trường

11 tháng đầu năm 2019

So với cùng kỳ năm trước (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

5.869.409

2.578.269.001

4,12

-9,02

Philippines

1.971.987

813.335.097

155,43

133,59

Bờ Biển Ngà

534.997

231.452.200

137,59

78,59

Trung Quốc đại lục

452.540

225.392.433

-65,36

-66,37

Malaysia

522.036

207.382.273

10,95

-3,09

Ghana

408.934

203.279.956

13,65

-1,98

Iraq

270.100

138.569.249

-9,97

-17,84

Hồng Kông (TQ)

111.721

58.082.516

40,4

28,56

Singapore

90.525

48.023.404

16,81

10,55

Mozambique

51.550

24.633.139

 

 

U.A.E

44.334

23.255.943

2,34

-2,15

Senegal

67.915

22.248.953

1.103,95

886,02

Indonesia

37.808

17.042.476

-95,1

-95,3

Saudi Arabia

28.994

15.795.430

 

 

Đài Loan (TQ)

23.547

11.008.310

39,4

31,03

Cộng hòa Tanzania

19.071

10.619.042

 

 

Mỹ

15.814

10.398.137

-11,02

-7,39

Australia

16.391

10.276.724

67,72

58,03

Nga

22.980

9.458.699

160,72

136,38

Algeria

16.243

6.181.945

40,63

18,89

Angola

16.174

6.039.644

266,34

139,81

Ba Lan

8.456

4.452.936

135,61

112,99

Nam Phi

8.196

4.023.541

122,72

94,49

Brunei

7.891

3.284.190

82,75

72,22

Hà Lan

5.863

3.058.071

63,5

54,32

Bangladesh

5.187

1.915.462

-74,1

-77,9

Ukraine

2.415

1.219.715

106,41

72,94

Pháp

1.629

953.691

99,14

57,94

Bỉ

1.378

931.662

164,49

205,73

Chile

1.575

744.546

260,41

120,77

Thổ Nhĩ Kỳ

1.330

629.240

-72,67

-77,51

Tây Ban Nha

710

330.221

-15,27

-24,01
 TT

Tin liên quan

Tin mới nhất