30 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 18/6/2018

Đăng ngày 18 - 06 - 2018
Lượt xem: 49
100%

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là những nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam,

 

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là những nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam,

Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng tốt

Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trị giá gần 10,98 tỷ USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ), nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 29,65 tỷ USD, chiếm 20,6% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước 4 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc lượng hàng hóa trị giá gần 10,98 tỷ USD, chiếm 14,9% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 31,9% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu từ Trung Quốc 18,67 tỷ USD, tăng 8,9%. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 7,7 tỷ USD, giảm 12,7% so với cùng kỳ.

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc rất đa dạng, phong phú; trong đó, dẫn đầu về kim ngạch là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá 2,35 tỷ USD, chiếm 21,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 31% so với 4 tháng đầu năm 2017.

Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện với mức tăng vượt trội 422,5% so với cùng kỳ và vươn lên vị trí thứ 2 về kim ngạch, với 1,79 tỷ USD, chiếm 16,3%.

Tiếp đến nhóm hàng rau quả đạt 988,77 triệu USD, chiếm 9%, tăng 30,3%; xơ, sợi dệt các loại đạt gần 646,04 triệu USD, chiếm 5,9%, tăng 9%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 592,57 triệu USD, chiếm 5,4%, tăng 6,6%.

Trong số rất nhiều các chủng loại hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm nay, thì có trên 73% số các nhóm hàng đạt mức tăng trưởng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại gần gần 27% số nhóm hàng sụt giảm kim ngạch.

Mức tăng trưởng cao nhất thuộc về nhóm hàng giấy và sản phẩm giấy, tăng 799% so với cùng kỳ, đạt 55,97 triệu USD; Bên cạnh đó, các nhóm hàng cũng đạt mức tăng rất cao như: Nguyên liệu nhựa tăng 225,4%, đạt 142,14 triệu USD; sản phẩm gốm sứ tăng 103,6%, đạt 3,21 triệu USD; sản phẩm nhựa tăng 103,3%, đạt 31,28 triệu USD; dây điện, cáp điện tăng 64,7%, đạt 181,98 triệu USD; hóa chất tăng 60%, đạt 101,36 triệu USD.

Ngược lại, xuất khẩu thủy tinh, dầu thô và cao su sang Trung Quốc sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, với mức giảm tương ứng 64,8%, 52% và 26,2% về kim ngạch.

Năm nay có thêm nhóm hàng clinker và xi măng tham gia vào nhóm hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, với trị giá 67,6 triệu USD.

Xuất  khẩu sang Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2018

Nhóm hàng

T4/2018

% tăng giảm so với T3/2018

4T/2018

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch XK

2.738.910.311

4,72

10.978.709.878

31,88

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

613.329.290

2,25

2.348.580.558

31,03

Điện thoại các loại và linh kiện

344.311.750

51,78

1.789.750.608

422,47

Hàng rau quả

262.758.523

16,75

988.771.233

30,25

Xơ, sợi dệt các loại

167.962.885

-11,94

646.035.761

8,99

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

88.528.142

-13,9

592.569.604

6,58

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

111.153.325

-11,04

449.321.673

-16,77

Giày dép các loại

102.230.170

9,63

421.771.396

36,58

Gạo

154.620.398

31,65

370.841.665

-1,41

Gỗ và sản phẩm gỗ

100.557.956

-1,47

367.293.639

1,12

Hàng dệt, may

79.320.287

-14,44

348.047.434

38,53

Sắn và các sản phẩm từ sắn

75.150.175

-24,3

326.544.333

1,79

Hàng thủy sản

89.528.012

-7,45

291.393.906

27,1

Cao su

66.312.315

-7,32

283.031.104

-26,24

Dây điện và dây cáp điện

37.754.508

-15,33

181.975.117

64,74

Dầu thô

44.247.156

24,59

170.321.587

-51,99

Chất dẻo nguyên liệu

40.876.913

-2,21

142.139.549

225,35

Hạt điều

20.704.040

-16,64

122.896.323

15,76

Xăng dầu các loại

25.936.747

-0,64

104.486.164

52,57

Hóa chất

22.392.149

-8,41

101.364.480

60,04

Phương tiện vận tải và phụ tùng

21.721.039

-18,52

88.333.238

22,83

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

23.633.977

9,69

75.985.272

-10,57

Clanhke và xi măng

23.461.875

87,81

67.604.379

 

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

25.568.764

34,48

61.570.670

47,24

Giấy và các sản phẩm từ giấy

18.520.353

-26,43

55.968.603

799,3

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

15.115.189

0,97

47.981.091

8,09

Kim loại thường khác và sản phẩm

10.312.285

-18,57

42.637.046

40,68

Sản phẩm hóa chất

9.029.068

-19,54

36.952.297

49,04

Cà phê

9.487.586

-17,14

34.079.599

-10,97

Sản phẩm từ chất dẻo

6.855.088

-16,96

31.276.455

103,34

Quặng và khoáng sản khác

12.001.841

35,13

29.136.475

20,26

Sản phẩm từ cao su

7.565.407

-18,09

28.463.764

17,48

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

6.544.978

-11,37

25.196.577

5,62

Sản phẩm từ sắt thép

8.007.539

69,51

20.343.587

18,54

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

2.532.971

-55,85

12.474.752

-64,79

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

3.988.325

0,95

12.090.262

20,77

Sắt thép các loại

422.648

-64,71

4.948.299

-16,97

Vải mành, vải kỹ thuật khác

1.052.112

28,92

3.811.108

-25,13

Chè

1.213.921

61,04

3.625.407

47,23

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

925.541

-33,33

3.586.922

-11,6

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.286.852

80,03

3.262.087

54,54

Sản phẩm gốm, sứ

1.302.973

20,35

3.207.836

103,59

Ai Cập sẽ bắt đầu phải nhập khẩu gạo

Ai Cập sẽ bắt đầu phải nhập khẩu lúa gạo trong thời gian tới đó là lời khẳng định của Thủ tướng nước này ông Sherif Ismail tại phiên họp nội các chính phủ ngày 5/6/2018.

Là một nước sản xuất và xuất khẩu lúa gạo (chủng loại gạo hạt tròn–medium grain) lớn nhất khu vực Trung Đông-Bắc Phi trong suốt nhiều thập kỷ qua, tuy nhiên sản xuất lúa gạo của Ai cập hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do thiếu nguồn nước canh tác, đặc biệt khi nguồn nước sông Nile sẽ bị ảnh hưởng bởi Đập thủy điện Đại Phục Hưng của Ethiopia đang xây dựng và sẽ sớm ngăn dòng tích nước. Sự thiếu hụt nước đã khiến cho đầu năm nay, Chính phủ Ai Cập đã phải cắt giảm giảm hơn 50% diện tích đất trồng lúa từ 1,7triệu feddans (tương đương 715.000 ha) xuống 724.000 feddans (khoảng 304.000 ha) trong niên vụ 2018 (từ tháng 5 đến tháng 9). Trong mười năm trở lại đây, sản lượng lúa gạo của nước này đạt cao nhất 7.3 triệu tấn vào năm 2008 và thấp nhất vào năm 2010 với 4.3 triệu tấn. Tuy nhiên, sản lượng lúa gạo năm 2018 được dự báo còn xuống thấp hơn năm 2010 và sẽ giảm giảm khoảng 1 triệu tấn xuống còn 3.3 triệu tấn trong khi lượng gạo tiêu thụ sẽ vào khoảng 4 triệu tấn.

Tuyên bố của Thủ tướng Ai Cập đưa ra trong bối cảnh giá lúa gạo của nước này liên tục tăng trong thời gian vừa qua. Tại thị trường nội địa, giá thóc bình quân trong tháng 5/2018 là 4.700 LE/tấn (267 USD/tấn) so với mức  4.000LE/tấn (228 USD/tấn) trong tháng 1/2018. Giá gạo đã tăng lên gần 8.000 LE/tấn (455 USD/tấn) trong tháng 5 so với mức 6.500 LE/tấn (369 USD/tấn) trong tuần đầu tháng 3/2018. Trong tuyên bố của Thủ tướng Ai Cập không nêu rõ chính xác thời điểm và số lượng gạo dự kiến sẽ nhập, tuy nhiên theo các nguồn tin trong ngành, sau khi tính đến lượng gạo tồn kho trong niên vụ trước, lượng gạo ước tính sẽ nhập khẩu từ 200.000-300.000 tấn.

Ai Cập hiện duy trì chính sách mở cửa đối với lúa gạo nhập khẩu và thực hiện chính sách miễn thuế đối với mặt hàng này. Nước này hiện tiếp tục duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore tăng 23,44% so với 4 tháng năm 2017

Từ năm 2013 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore đạt trên 2 tỷ USD mỗi năm, tăng trưởng chưa đồng đều, khoảng gần 4% cả giai đoạn.

Năm 2017, kim ngạch này đạt 2,99 tỷ USD, tăng 23,44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến hết tháng 4 năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Sigapore đạt 1,01 tỷ USD, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm ngoái, với nhiều mặt hàng chính như hàng thủy sản, hàng dệt may, giày dép các loại, giấy và các sản phẩm từ giấy, máy vi tính sản phảm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác.

Tại Singapore, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, với 186,64 triệu USD, tăng 8,38% so với 4 tháng năm 2017, chiếm 18,45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nước này. Phương tiện vận tải và phụ tùng đứng thứ 2 về kim ngạch, với 154,24 triệu USD, tăng gấp 2 lần về kim ngạch. Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác chiếm 11,23% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore, với kim ngạch 113,66 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản vẫn tăng trưởng tốt dù gặp nhiều khó khăn

Mặc dù gặp nhiều rào cản trong xuất khẩu, song theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất thủy sản Việt Nam ( VASEP), Việt Nam vẫn thống lĩnh thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá tra, cá basa.

Tính đến hết nửa đầu tháng 4/2018, tổng giá trị cá tra xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 108 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo trong thời gian tới, giá trị xuất khẩu vẫn giữ nhịp độ cao so với năm trước.

Trong khi đó, trong 4 tháng đầu năm, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thủy sản nuôi trồng đã tăng 6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017, tăng 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước.

Liên quan đến xuất khẩu thủy sản, trong tháng 4, xuất khẩu đạt 650 triệu USD, tính chung trong 4 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã thu về 2.4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là những nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới trên 52% tổng sản xuất thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi tỉ lệ tăng trưởng cao nhất được báo cáo là tại các thị trường Hà Lan (55.7%), Trung Quốc (44.6%), và Anh (33.8%).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch 373,000 tấn cá tra, tăng 8% so với năm trước.

Cũng trong giai đoạn 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 536 triệu USD các sản phẩm thủy sản, tăng 27.4% so với năm trước. Trong đó tháng 4 đã nhập khẩu 130 triệu USD các sản phẩm thủy sản.

Dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm 2018 sẽ vượt mức 8.5 tỷ USD, tăng khoảng 3% so với năm trước. Tỉ lệ tăng trưởng này hoàn toàn có khả năng đạt được dù những khó khăn liên quan đến kiểm dịch, thuế chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ và luật chống đánh bắt cá bất hợp pháp của EU.


 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:23 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)