52 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 12/6/2018

Đăng ngày 12 - 06 - 2018
Lượt xem: 24
100%

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2018 ước tính đạt 19,20 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước,

 

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2018 ước tính đạt 19,20 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước,

Giá tôm liên tục thả dốc từ đầu năm đến nay

Việc sản lượng tăng trong khi xu hướng giá tôm giới giảm đã gây áp lực lên giá mặt hàng thủy sản này từ đầu năm tới nay.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng tôm nước lợ cả nước 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 176.000 tấn, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 85.800 tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 90.200 tấn.

Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sản lượng tôm sú ước đạt 68.600 tấn, tăng 6,2%; sản lượng tôm thẻ ước đạt 72,2 nghìn tấn, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Việc sản lượng tăng trong khi xu hướng giá tôm giới giảm đã gây áp lực lên giá mặt hàng thủy sản này từ đầu năm tới nay.

Trong tháng, giá tôm thẻ chân trắng tiếp tục giảm, loại 60-70 con/kg hiện chỉ còn ở mức 100.000-110.000 đồng/kg. Trước đó, giá mặt hàng này đạt hơn 120.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giảm từ khoảng 90.000 đồng/kg xuống còn chỉ khoảng 70.000-80.000 đồng/kg.

Đặc biệt đối với loại cỡ tôm từ 70 - 100 con/kg đang phải chịu mức giá giảm mạnh nhất, giảm 30.000 đ/kg so với thời điểm đầu năm.

Giá tôm thẻ chân trắng giảm do ảnh hưởng bởi xu hướng thế giới giảm. Một số nước xuất khẩu tôm trên thế giới đã giảm giá bán để cạnh tranh.

Trong khi đó, giá bán tôm sú vẫn khá ổn định ngay từ đầu năm. Hiện, tôm sú loại 30 con/kg có giá 205.000 - 225.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 150.000 - 165.000 đồng/kg.

Tôm Việt chịu áp lực từ nguồn cung thế giới thế giới tăng

Theo dự báo của nhóm nghiên cứu về thị trường tôm tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), sản lượng tôm của các nước sản xuất chính trên thế giới sẽ phục hồi, vượt mức 3,5 triệu tấn trong năm nay, vượt đỉnh 10 năm qua. Sản lượng tôm tăng chủ yếu do nguồn cung từ các nước xuất khẩu tôm lớn như Ấn Độ, Ecuador, Trung Quốc, Indonesia hay thậm chí cả Việt Nam.

Cụ thể, GSMC ước tính sản lượng tôm của Ấn Độ có thể đạt 697.000 tấn niên vụ 2017/2018. Sản lượng tôm của Ecuador dự kiến tăng từ 469.000 tấn năm 2017 lên 531.000 tấn năm 2018. Sản lượng tôm Trung Quốc được dự báo tăng từ mức đáy năm 2017 là 525.000 tấn lên 625.000 tấn năm 2018. Sản lượng tôm của Indonesia trong năm 2018 có thể tăng lên 335.000 tấn.

Giá tôm nhiều nước trên thế giới đồng loạt giảm từ đầu năm tới nay. Tại Ấn Độ, giá tôm ở thị trường này liên tục giảm do phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, thị trường sản phẩm tôm nguyên liệu giao ngay chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ từ đợt giảm giá này. Giá tôm chân trắng cỡ 50 con, còn đầu còn vỏ Ấn Độ tại bờ giảm xuống 270-280 rupee/kg (4,04-4,20 USD/kg). Mức giá này thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Hầu hết người nuôi tôm ở Andhra Pradesh và Orissa đang lỗ từ 20-30 rupee/kg trong vụ nuôi đầu tiên

Tại Indonesia, công ty xuất khẩu tôm Central Proteina Prima cũng đang gặp khó khăn khi giá tôm thế giới gần chạm đáy. Theo Giám đốc công ty này ông Arianto Yohan, các nhà nhập khẩu Mỹ đang yêu cầu giảm giá 10-20%.

Giá tại đầm tôm Indonesia hiện đạt 4,89-5,04 USD/kg đối với tôm chân trắng HOSO cỡ 50 con. Người nuôi Indonesia có thể giảm lượng thả nuôi do giá thấp. Họ có thể thả nuôi chậm hơn một tháng hoặc giảm mật độ thả nuôi.

Trong bối cảnh giá tôm nguyên liệu giảm sâu, các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam cũng không dám mua vào vì các nhà nhập khẩu giảm mua. Giá xuất khẩu đã giảm tới 20% so với cuối năm ngoái nhưng vẫn khó bán vào thị trường Mỹ vì người mua nghĩ giá sẽ giảm nữa. Hơn nữa, trên thị trường Mỹ, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam cũng phải cạnh tranh mạnh với tôm Ấn Độ bán giảm giá. Giá tôm nhập khẩu trung bình của Ấn Độ vào Mỹ đạt 9,9 USD/kg trong quý I/2018 trong khi giá trung bình tôm Việt Nam vào thị trường này lên tới 11,4 USD/kg.

Các chuyên gia dự đoán, sang quý III, các nhà máy trong nước tăng cường mua nguyên liệu cùng với nhu cầu “ấm lên” từ các thị trường nhập khẩu, giá tôm sẽ bắt đầu tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ được dự báo vẫn tốt với niềm tin tiêu dùng cao và triển vọng kinh tế tích cực. Nhập khẩu tôm của các thị trường chính cũng được dự báo sẽ tăng trong cuối quý II hoặc đầu quý III năm nay.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao nhất 4 năm

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đột ngột chững lại sau 7 tuần tăng liên tiếp; giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất 4 năm qua

Tuần này, giá gạo 5% tấm xuất tại cảng Sài Gòn không đổi so với tuần trước ở 460 – 465 USD/tấn, và vẫn ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2014.

Việt Nam đang tìm cách để tăng xuất khẩu gạo ra các thị trường mới, đặc biệt là với những quốc gia đã ký kết hiệp định thương mại tự do, như Hàn Quốc và Australia. Theo Tổng cục Hải quan, giá gạo Việt Nam gần đây liên tục tăng mạnh nhờ những nỗ lực chuyển đổi canh tác sang các giống lúa chất lượng cao.

Hơn nữa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mới đây cũng khẳng định sẽ tăng diện tích trồng gạo thơm và gạo nếp. Cả hai đều là giống gạo chất lượng tốt và có giá thành cao.

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm tuần thứ ba liên tiếp

Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này giảm thêm 10 USD xuống 394 – 398 USD/tấn, mức giá thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây. Giá gạo liên tiếp giảm chủ yếu do rupee xuống thấp nhất 16 tháng so với USD và đã giảm gần 7% kể từ đầu năm nay.

“Gạo Ấn Độ đang rất cạnh tranh so với các nước trong khu vực như Thái Lan và Việt Nam. Các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu tăng lên,” một doanh nghiệp xuất khẩu tại bang Maharashtra cho biết.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm nhẹ

Giá gạo 5% tấm của xuất tại cảng Bangkok giảm về 435 – 438 USD/tấn trong tuần này. Thái Lan vừa ký hợp đồng bán 200.000 tấn gạo cho Philippines trong phiên đấu thầu quốc tế diễn ra vào ngày 22/5, một thương lái tại Bangkok cho biết. Ngoài hợp đồng này, thị trường gạo Thái Lan vẫn giao dịch khá ảm đạm.

“Giá gạo đáng lẽ phải tăng nhẹ nhưng vì đồng baht suy yếu so với USD nên giá gạo lại giảm Mặt khác, dù có một số quan tâm từ thị trường Iraq và Malaysia nhưng đến nay vẫn chưa có thêm hợp đồng mới nào,”một thương lái khác ở Bangkok cho hay.

Xuất khẩu xơ sợi tăng mạnh ở thị trường Mỹ

Dù ngành sản xuất vải chưa cung ứng đủ cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, dự báo xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2018.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 4 đạt 312,4 triệu USD, tương ứng 114,3 nghìn tấn giảm 13,2% về lượng và 12,5% về trị giá so với tháng 3. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, lượng xơ sợi xuất đạt 451 nghìn tấn đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Xơ và sợi dệt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 51,1% tổng lượng nhóm hàng, đạt 230,6 nghìn tấn, đạt 646 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và 8,99% trị giá, giá xuất bình quân đạt 2800,61 USD/tấn, tăng 3,45% so với cùng kỳ. Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Hàn Quốc 53 nghìn tấn, đạt 132 triệu USD, tăng 3,73% về lượng và 16,82% trị giá, giá xuất bình quân 2487,8 USD/tấn, tăng 2,71%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ tăng 75,63% về lượng và 90,97% trị giá, đạt tương ứng 25,4 nghìn tấn, 62,7 triệu USD. Như vậy, ba thị trường xuất khẩu chủ lực kể trên chiếm 68,5% tổng nhóm hàng.

Trong 4 tháng đầu năm 2018, mặt hàng xơ sợi xuất khẩu có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt tăng mạnh ở thị trường Italia, Brazil… và tăng đột biến ở thị trường Mỹ.

Cụ thể, đối với thị trường Mỹ, tháng 4/2018 đạt 2,5 nghìn tấn, 3,1 triệu USD giảm 24,79% về lượng và 225,99% về trị giá so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, lượng xơ xợi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 11 nghìn tấn, 13,7 triệu USD, tăng 171,7% về lượng và 139,03% về trị giá so với cùng kỳ, mặc dù giá xuất bình quân giảm 12,02% tương ứng với 1248,74 USD/tấn.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm 2018

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2018 ước tính đạt 19,20 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước,

Một số mặt hàng xuất khẩu trong tháng Năm có kim ngạch tăng cao: Dầu thô tăng 110,9%; cao su tăng 41,6%; gạo tăng 26,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,6%; giày dép tăng 11,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Năm tăng 7,1%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 31,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,9%; hàng dệt may tăng 12,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 93,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 19,5 tỷ USD, tăng 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,2%; hàng dệt may đạt 10,7 tỷ USD, tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,4 tỷ USD, tăng 29,7%; giày dép đạt 6,1 tỷ USD, tăng 7,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,3 tỷ USD, tăng 17,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 10%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11,1%; rau quả đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,6%; gạo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 51,1% (lượng tăng 20,4%); hạt điều đạt 1,4 tỷ USD, tăng 25,3% (lượng tăng 21,4%). Một số mặt hàng nông sản tuy có lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu bình quân giảm: Cà phê đạt 1,6 tỷ USD, giảm 12% (lượng tăng 1,8%); cao su đạt 630 triệu USD, giảm 10,8% (lượng tăng 19,6%); hạt tiêu đạt 379 triệu USD, giảm 37,1% (lượng tăng 6,2%). Riêng dầu thô tính chung 5 tháng giảm về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá xuất khẩu bình quân tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2017: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 919 triệu USD, giảm 20,4% (lượng giảm 40,1%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giày dép tăng 15,8%; hàng dệt may tăng 12%; điện thoại và linh kiện tăng 8,5%. Tiếp đến là EU đạt 16,9 tỷ USD, tăng 13,6%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 36%; điện thoại và linh kiện tăng 16,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 16,3%. Trung Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 30,8%, trong đó điện thoại và linh kiện gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31%; rau quả tăng 16,5%. Thị trường ASEAN đạt 9,8 tỷ USD, tăng 14,1%, trong đó gạo gấp 3,4 lần; sắt thép tăng 52,9%; điện thoại và linh kiện tăng 6,1%. Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 11,3%, trong đó hàng dệt may tăng 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 5,7%. Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 31%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 57%; điện thoại và linh kiện tăng 31,6%; hàng dệt may tăng 26,9%.


 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:23 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)