3 người đang online
°

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CẠNH TRANH 2018

Đăng ngày 02 - 10 - 2018
Lượt xem: 726
100%

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, gồm 10 Chương 118 Điều

 

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, gồm 10 Chương 118 Điều

Luật Cạnh tranh (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019, gồm 10 Chương 118 Điều, quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh tranh.

So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh mới được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hiệu quả thực thi. Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật; mở rộng phạm vi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam khi hành vi đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam.

Luật cũng quy định bổ sung đối tượng áp dụng bao gồm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan nhằm bao quát mọi chủ thể có khả năng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh để tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử cho mọi chủ thể. Sửa đổi và bổ sung hành vi cấm đối với cơ quan nhà nước kế thừa quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật tiếp tục bổ sung và làm rõ các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm đối với cơ quan nhà nước nhằm ngăn ngừa việc can thiệp của các cơ quan này có thể gây ra sai lệch trong quan hệ cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trên thị trường, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng.   Thay đổi căn bản cách tiếp cận để hoàn thiện các quy định kiểm soát tập trung kinh tế, Luật Cạnh tranh mới đã thay đổi căn bản về tư duy lập pháp, theo đó Luật thừa nhận tập trung kinh tế là quyền tự nhiên của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Do đó, Luật không quy định cấm tập trung kinh tế một cách máy móc dựa trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan như qui định tại Luật Cạnh tranh năm 2004. Ngược lại, Luật chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi hành vi tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trên quan điểm tổ chức lại các cơ quan cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện nay là Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh (bao gồm cả bộ phận giúp việc là Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh). Đây là điểm mới quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi của cơ quan cạnh tranh. Mô hình Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phù hợp với xu hướng chung của thế giới đồng thời giúp thu giảm đầu mối, tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với bối cảnh kinh tế và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.      

            Chi tiết những điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 và Toàn văn Luật Cạnh tranh theo File đính kèm./.

 

Thanh Vâng - PQLTM

 

 

        Phụ lục

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CẠNH TRANH 2018

 

1. Những quy định bị bãi bỏ:

            - Bỏ hành vi tập trung kinh tế ra khỏi khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh (Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018);

            - Khái niệm về bí mật kinh doanh (Khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004);

            - Khái niệm về bán hàng đa cấp (Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004).

            2. Những quy định mới được bổ sung:

            - Nguyên tắc cạnh tranh công bằng và lành mạnh trong quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh (Khoản 2 Điều 5);

            - Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến cạnh tranh của cơ quan nhà nước (Điều 8);

            - Quy định về cách thức xác định thị phần và thị phần kết hợp (Điều 10)

            + Số đơn vị hàng hóa bán ra trên tổng số đơn vị hàng hóa bán ra;

            + Số đơn vị hàng hóa mua vào trên tổng số đơn vị hàng hóa mua vào.

            - Hành vi thỏa thuận cạnh tranh (Điều 11):

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

            11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

            - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng một thị trường liên quan gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định  (Điều 12);

            - Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm: miễn trừ của các ngành, lĩnh vực đặc thù (Điều 14);

            - Bổ sung thêm thành phần hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và đưa bổ sung quy định: doanh nghiệp tham gia hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ (Điều 15);

            - Quy định về bãi bỏ quyết định miễn trừ: dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được miễn trừ (Điều 23);

            - Lưu ý khi xác định về doanh nghiệp thống lĩnh thị trường: Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan (Điều 24);

            - Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí đôc quyền bị cấm (Điều 27);

            - Hậu quả pháp lý “chấm dứt hoạt động kinh doanh” của doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất (Điều 29);

            - Mua lại doanh nghiệp: đưa ra thêm quy định mua lại trực tiếp/gián tiếp (Điều 29);

            - Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế: dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế; phương án khắc phục khả năng gây hạn chế cạnh tranh, báo cáo tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 34).

            3. Những quy định được thay thế:

            - Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, trước đó là Bộ Thương mại (Điều 7);

            - Khái niệm về tập trung kinh tế bị cấm: Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Do Ủy ban cạnh tranh quốc gia đánh giá. Bỏ quy định về việc chiếm hơn 50% thị phần (Điều 30);

            - Thông báo tập trung kinh tế: Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế (quy định hiện hành là 30- 50%) và được xác định từ các căn cứ: tổng tài sản, tổng doanh thu, giá trị giao dịch, thị phần kết hợp (Điều 33);

            - Thay đổi một số quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45)

            + Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

            + So sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với hàng hóa của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. (Hiện hành, chỉ cần so sánh trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác thì đã là hành vi cạnh tranh không lành mạnh)

            + Quy định cụ thể về khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. (Trước đó quy định là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh);

            - Quy định về tố tụng cạnh tranh (Chương VIII).

            4. Những quy định hoàn toàn mới:

            - Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều 13);

            - Thời hạn được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh: 05 năm (Điều 21);

            - Xác định sức mạnh thị trường đánh kể (Điều 26);

            - Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế (Điều 31);

            - Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế (Điều 32);

            - Thẩm định việc tập trung kinh tế: thẩm định, quyết định về việc tập trung kinh tế; tập trung kinh tế có điều kiện, hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (từ Điều 36 đến Điều 40);

            - Quyết định về việc tập trung kinh tế và Tập trung kinh tế có điều kiện (Điều 41, 42);

            - Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế (Điều 44);

            - Lập nên Ủy ban cạnh tranh quốc gia, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và các hoạt động của Ủy ban này (Chương VII)./.

           

 

 

 

 

 

Tin liên quan

Tin mới nhất