21 người đang online
°

một số nội dung cơ bản của Nghị định 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu so với Nghị định 94/2012/NĐ-CP

Đăng ngày 03 - 11 - 2017
Lượt xem: 24
100%

Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP có sự thay đổi so với Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

 

Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP có sự thay đổi so với Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP có sự thay đổi so với Nghị định số 94/2012/NĐ-CP

          Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu được xây dựng trên cơ sở cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời đáp ứng yêu cầu về xây dựng thị trường rượu phát triển lành mạnh. So với Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu, Nghị định 105 có nhiều thay đổi (chi tiết xem tại   

http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=191136)

          Sở Công Thương sơ lược một số nội dung của Nghị định 105/2017/NĐ-CP thay đổi so với Nghị định số 94/2012/NĐ-CP như sau:

          A. Về hoạt động sản xuất rượu

          Quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã kế thừa nhiều điều kiện đã được quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP, có điều chỉnh mới đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công, cụ thể như sau:

          1. Các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải được cấp Giấy phép, không phân biệt rượu được sản xuất tại làng nghề hay không tại làng nghề.

          2. Cơ sở sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải có Hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp, có đăng ký sản xuất với UBND cấp xã và không được bán rượu cho các tổ chức, cá nhân không phải là Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán rượu.

          UBND cấp xã thống kê, báo cáo số lượng cơ sở sản xuất và sản lượng rượu sản xuất thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại trên địa bàn, không thực hiện việc cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy xác nhận đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại.

          B. Về hoạt động kinh doanh rượu

          So với Nghị định 94/2012/NĐ-CP, các điều kiện quy định đối với hoạt động kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP có nhiều thay đổi như: mở rộng quyền phân phối cho thương nhân kinh doanh rượu, bỏ quy định về số lượng Giấy phép theo dân số, xem xét cấp Giấy phép phân phối đối với thương nhân có nhu cầu kinh doanh rượu tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trở lên; giảm bớt một số điều kiện đối với thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu. Đặc biệt Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã có những điều chỉnh đối với hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ, cụ thể:

          I. Về điều kiện kinh doanh:

          1. Đối với thương nhân phân phối:

          Thương nhân phân phối rượu là thương  nhân có nhu cầu và đủ điều kiện kinh doanh rượu từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; được quyền nhập khẩu rượu; có quyền tổ chức phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ,…

          So với Nghị định 94/2012/NĐ-CP, Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã:

          1.1 Bỏ điều kiện có đăng ký kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu.

          1.2 Bỏ điều kiện “Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định”

          1.3 Về hệ thống phân phối, giảm yêu cầu từ 6 tỉnh/thành xuống 02 tỉnh/thành; mỗi tỉnh có từ 01 nhà bán buôn.

          1.4 Điều kiện về kho hàng, giảm diện tích sàn từ 300m2 xuống còn 150 m2.

          1.5 Bỏ điều kiện về phương tiện vận chuyển

          1.6 Bỏ điều kiện về năng lực tài chính

          1.7 Bỏ giới hạn về số lượng Giấy phép theo quy mô dân số.

          Tương tự như vậy, điều kiện kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu cũng được cắt giảm.

          2. Đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ:

          Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã điều chỉnh hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ với 5 điều kiện, cụ thể như sau:

          2.1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định pháp luật.

          2.2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

          2.3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu.

          2.4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

          2.5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

          Đồng thời thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép.  

          II. Về quyền của thương nhân kinh doanh rượu

          Nghị định 105/2017/NĐ-CP mở rộng quyền đối với các thương nhân như: thương nhân phân phối đã được bán cho thương nhân bán lẻ, thương nhân bán lẻ đã được mua trực tiếp từ thương nhân sản xuất rượu và thương nhân phân phối rượu,…

          1. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu

          1.1. Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          1.2. Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

          1.3. Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu

          1.4. Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

          2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán buôn rượu

          2.1. Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu khác theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          2.2. Bán rượu cho các thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

          2.3. Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu

          2.4. Trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

          3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán lẻ rượu

          3.1. Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          3.2. Bán rượu cho các thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          4. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ

          4.1. Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          4.2. Bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại các địa điểm bán hàng của thương nhân theo nội dung ghi trong Giấy phép.

          Ngoài ra, 105/2017/NĐ-CP còn có những điểm mới so với 94/2012/NĐ-CP như: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chỉ điều chỉnh đối với rượu, không bao gồm cồn thực phẩm; hoạt động kinh doanh rượu thuộc ngành nghề có điều kiện. 

Tin liên quan

Tin mới nhất