76 người đang online
°

Thương mại điện tử 14/1/2014

Đăng ngày 14 - 01 - 2014
Lượt xem: 34
100%

Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6-12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về thương mại điện tử./.

 

Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6-12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về thương mại điện tử./.

Hà Nội xếp thứ 2 về chỉ số thương mại điện tử

Ngày 30-12, tại Hà Nội, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2013. Theo đó, Hà Nội được xếp vị trí thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh; tiếp đến là Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai. 
Đây là những địa phương có mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT cao nhất cả nước. Trong giao dịch TMĐT với khách hàng ở các địa phương, tỷ lệ doanh nghiệp (DN) chưa có trang web riêng vẫn lớn hơn số DN đã có trang web. Mặt khác, các DN đã có website thì chất lượng và hiệu quả do website mang lại cũng chưa lớn. Một số đơn vị chưa có biện pháp hỗ trợ khách hàng, nhất là thiếu cách thức hữu hiệu để bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch trực tuyến. Các chuyên gia nhận định, hoạt động TMĐT sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới, nhờ cơ cấu dân số trẻ, dễ làm quen và sử dụng các phương tiện kỹ thuật số, mức độ truy cập internet ở Việt Nam tăng nhanh và cao hàng đầu khu vực; thu nhập bình quân có xu hướng tăng lên…

 

Phạt tới 100 triệu khi bán hàng qua mạng không đăng ký

Kể từ ngày 1/1/2014, bắt đầu xử phạt cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử dưới các hình thức website thương mại điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các loại hình website khác do Bộ Công Thương quy định.

Theo đó, nếu doanh nghiệp nào không đăng ký, thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 185/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mức xử phạt hành chính đối với cá nhân sẽ dao động từ 10-50 triệu đồng, tổ chức và doanh nghiệp từ 10-100 triệu đồng nếu vi phạm các quy định về thiết lập website mà không thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định.

Bên cạnh đó, nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký lại; cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký hoặc gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website; giả mạo thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác cũng sẽ bị xử phạt.

Cùng với việc phạt tiền, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6-12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về thương mại điện tử./.

 

Hơn 80% doanh nghiệp dùng email nhận đơn đặt hàng

Ông Lê Danh Vĩnh, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, hơn 80% doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ thư điện tử để nhận đơn đặt hàng dịch vụ trực tuyến.

Thông tin trên được đưa ra tại Lễ công bố Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2013 vào chiều 30/12

Theo ông Vĩnh, EBI năm 2013 được xây dựng trên cơ sở điều tra khảo sát của hơn 3.000 doanh nghiệp và 47 tỉnh thành trên cả nước. Kết quả cho thấy, thương mại điện tử tiếp tục phát triển vững chắc, đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh và có sự gắn kết khăng khít với công nghệ thông tin và truyền thông, trở thành một trong các trụ cột của tiến trình xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức.

Ông Vĩnh cũng cho rằng, năm 2013 đã chứng kiến sự tiến bộ đáng kể của các loại hình giao lưu trực tuyến giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Có tới 43% doanh nghiệp đã có website và 35% doanh nghiệp đã nhận nhận đơn đặt hàng qua hình thức trực tuyến. Song, tỷ lệ các doanh nghiệp chưa sử dụng bất cứ hình thức nào để quảng bá cho website vẫn chiếm tới 15%.

Thống kê từ EBI cũng cho thấy, gần 90% doanh nghiệp đã truy cập website của các cơ quan nhà nước để thu thập thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh.
Cũng theo xếp hạng của Hiệp hội Thương mại điện tử, 5 địa phương dẫn đầu về EBI năm nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai.

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đánh giá, EBI công bố cuối năm đảm bảo tính thời sự cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, doanh thu từ thương mại điện tử vẫn còn rất khiêm tốn đặc biệt là doanh thu điện tử bán lẻ (chỉ đạt khoảng 700 triệu USD). Vì vậy, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố EBI sẽ báo cáo được hoạt động của địa phương và doanh nghiệp hàng năm.

“Năm 2013, Bộ Công Thương đã hoàn thiện khung pháp lý thương mại điện tử Việt Nam sẽ có những cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phương, các doanh nghiệp để từ đó có sự đánh giá thương mại điện tử tốc độ gia tăng như thế nào, hạ tầng nào còn yếu và đưa ra sự phát triển đồng bộ giữa các tỉnh,” ông Linh khẳng định./.
 TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất